MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bùng nổ cho vay bất động sản đầu tư

"Thị trường bất động sản đang có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Chúng ta có nguồn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, rủi ro pháp lý trong cho vay đầu tư BĐS là điều chúng ta cần lưu ý".

Đây là khẳng định của ông Phùng Duy Khương, Giám đốc khối bán lẻ VietinBank tại Diễn Đàn Giá Trị Thật Bất Động Sản Việt Nam do Kênh tài chính CafeF tổ chức (Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) bảo trợ) tại Hà Nội mới đây.

Theo ông Khương, hiện nay trong lĩnh vực cho vay đầu tư BĐS các ngân hàng đang tập trung cho vay chủ yếu ở 3 phân khúc BĐS truyền thống như chung cư, biệt thự, liền kề, sàn thương mại; BĐS 2,3 trong 1 như shop-house, officetel, Shop-Office, Office-house; BĐS nghỉ dưỡng gồm Condotel, biệt thự nghỉ dưỡng.

"Cho vay đầu tư BĐS đang có sự tăng trưởng mạnh thời gian qua là nhờ sự phối kết hợp từ các chủ đầu tư, nhà đầu tư và ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tiểm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro về pháp lý khi có nhiều quy định chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho loại hình BĐS 2,3 trong 1", đại diện Vietinbank nhấn mạnh.

"Hơn thế nữa, rủi ro từ phía thị trường cũng rất lớn khi nhiều nhà đầu tư chỉ đầu tư theo xu hướng, thiếu kinh nghiệm, năng lực tài chính, thị trường thiếu thông tin minh bạch, một số chủ đầu tư thiếu năng lực, uy tín", ông Khương cho biết.

Cũng theo ông Khương hiện nay, để giảm bớt rủi ro cho khách hàng khi tham gia vay vốn đầu tư BĐS, ngân hàng Vietinbank đang có chính sách hợp tác với các CĐT lớn. Cụ thể, Vietinbank kết hợp với chủ đầu tư thực hiện chương trình ưu đãi lãi suất. Cụ thể, tại nhiều dự án Vietinbank đang cho vay lãi suất ưu đãi từ 7,5% và cam kết cho vay tới 85% dự án.

“Trong năm 2015, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong công tác cho vay đầu tư BĐS. Trong đó, Vietinbank đạt tốc độ tăng trưởng 51% về dư nợ bán lẻ năm 2015, 230% tốc độ tăng trưởng dự nợ BĐS 2015, 115% tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng”, Giám đốc khối bán lẻ VietinBank cho biết.

Cũng theo ông Khương, hiện nay có nhiều yếu tố cản trở tới hoạt động cho vay vốn của các chủ đầu tư. Đầu tiên đó là nhiều quy định trong các luật còn có sự chồng chéo nhau. Đặc biệt, vướng mắc trong vấn đề bảo lãnh nghĩa vụ tài chính. Nguyên nhân chính là do chủ đầu tư không có đủ tài sản đảm bảo, bên cạnh đó ngân hàng và chủ đầu tư không thống nhất được phí bảo lãnh. Đặc biệt, nhiều trường hợp ngân hàng không bảo lãnh nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp được do vượt giới hạn tín dụng đối với 1 chủ đầu tư.

Để tháo gỡ vướng mắc này, ông Khương kiến nghị các cơ quan chức năng ban hành đầy đủ hướng dẫn nhận thế chấp và điều kiện giao dịch đảm bảo đối với Nhà ở hình thành trong tương lai. Ban hành hành lang pháp lý riêng cho BĐS 2,3 trong 1, BĐS nghỉ dưỡng. Đồng thời, tháo gỡ vướng mắc về văn bản bảo lãnh và văn bản đủ điều kiện bán.

Về phía nhà đầu tư, vị chuyên gia đến từ Vietinbank cho rằng khách hàng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về chủ đầu tư, dự án và quyết định đầu tư một cách thận trọng, chắc chắn. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và không nên bỏ qua các quyền lợi chính đáng của người mua nhà theo quy định của Luật mới (văn bản giải chấp, văn bản bảo lãnh, tiến độ đóng tiền trước khi bàn giao/trước khi được cấp GCN,…)

Thanh Ngà

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên