Bước đầu tiên của kỷ luật tự giác, hãy dậy sớm: Khi biến kỷ luật thành thói quen, tôi nhìn thấy dấu hiệu thành công ở chính mình
Kỷ luật tự giác không phải ép bản thân vào một guồng sống cứng nhắc, mệt mỏi, mà là tự định hướng sự phát triển của bản thân tiếp cận hình mẫu con người mà mình mong muốn trở thành.
- 27-10-20207 điều phân định đẳng cấp của một người là cao hay thấp: Bạn làm được bao nhiêu?
- 20-10-20203 đặc điểm khiến phần đông chúng ta ngày một thụt lùi, càng coi thường những thói quen này càng dễ gặp tai ương
- 15-10-2020Trưởng thành rồi, đừng làm 4 điều tốn công vô ích này: Số 1 chính là không "nhúng mũi" vào chuyện của người khác
Để bản thân trở nên tự kỷ luật, bạn cần nhận thức được 4 bước:
Một là, bước đầu tiên của kỷ luật bản thân: Dậy sớm.
Hai là, hiểu rõ: Kỷ luật không thể xuất hiện trong một sớm một chiều.
Ba là, nếu không đủ sức chống cự cám dỗ, hãy tránh xa nó.
Bốn là, chú ý đến tình trạng thể chất của bạn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tự kỷ luật.
1. Bước đầu tiên của kỷ luật tự giác: Dậy sớm
Dậy sớm là bước đầu tiên để xây dựng sự tự giác. Bạn có thể không hình dung được, nhưng đây lại là một thói quen có tầm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và sự trưởng thành của một người.
Một người trưởng thành ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày, nhưng nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, đối với những người dậy sớm, trong tiềm thức của họ, thời gian có thể sử dụng mỗi ngày dường như dài hơn. Ngược lại, trong tiềm thức của những người dậy muộn, mỗi ngày trở nên ngắn hơn rất nhiều.
Một nữ nhân viên văn phòng đã thử trải nghiệm điều này và cảm nhận chính xác như vậy. Bởi vì tiềm thức chúng ta thường lấy mốc 12 giờ trưa làm ranh giới chia đôi một ngày. Khi thức dậy muộn, người này nhận ra đã đánh mất gần như nửa ngày chỉ để nằm trên giường. Từ đó, tâm lý bị ảnh hưởng, tâm trạng trở nên lo lắng, bất an, hiệu quả suy nghĩ và làm việc cũng giảm đi.
Đôi khi tình trạng này cũng xảy ra khi nữ nhân viên này ngủ trưa quá nhiều. Tỉnh dậy vào lúc 4 hoặc 5 giờ chiều, khi mặt trời bắt đầu lặn dần, tinh thần trở nên hoang mang và tiêu cực hơn hẳn.
Những ngày khác, 8:30 vào làm thì 8:00 cô gái này mới có thể thức dậy sau nhiều lần tắt chuông báo thức, nhanh chóng rửa mặt, mua một ổ bánh mỳ rồi nhanh chóng tới công ty.
Một người trưởng thành ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày, nhưng nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng, đối với những người dậy sớm, trong tiềm thức của họ, thời gian có thể sử dụng mỗi ngày dường như dài hơn. Ngược lại, trong tiềm thức của những người dậy muộn, mỗi ngày trở nên ngắn hơn rất nhiều.
Mãi đến khi đọc được cuốn sách có tên “Cuộc cách mạng về giấc ngủ” (The Sleep Revolution: Transforming Your Life, One Night at a Time), cô mới thay đổi. Cuốn sách chỉ ra rằng, dậy sớm không chỉ dựa vào ý chí mà phải căn cứ từ phương pháp ngủ và thức dậy khoa học. Một chìa khóa quan trọng nằm ở cách đặt báo thức.
Chúng ta thường không thể dậy sớm vì đang ngủ rất ngon, rất sâu, lại giật mình vì tiếng chuông điện thoại. Khi đó, dù nghe thấy tiếng báo thức và biết rằng đến giờ phải dậy, chúng ta vẫn cảm thấy rất mệt mỏi, không thể tỉnh táo.
“Cuộc cách mạng về giấc ngủ” có đề cập rằng, 90 phút là thời gian kéo dài của một giai đoạn ngủ, tức là giấc ngủ sâu và nông sẽ luân phiên xen kẽ sau một thời gian, còn được gọi là chu kỳ ngủ. Giấc ngủ ban đêm của chúng ta được hình thành bởi sự luân phiên của nhiều chu kỳ ngủ. Nếu bạn được gọi dậy trong giai đoạn ngủ nông thì tự nhiên sẽ dứt khỏi cơn buồn ngủ dễ dàng hơn.
Do đó, không nên đặt báo thức cố định vào một thời điểm. Nếu bạn đi ngủ lúc 22:00, hôm sau dậy lúc 5:30, vậy là bạn ngủ đủ 5 chu kỳ, tới 5:30 là giai đoạn ngủ nông.
Ngày nào ngủ muộn vào lúc 12 giờ đêm, sau khi ngủ 4 chu kỳ hoàn chỉnh, tới 6:00 là giai đoạn ngủ nông, bạn có thể đặt báo thức để thức dậy rồi chợp mắt ngủ bù vào buổi trưa để ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
Vấn đề là không đặt báo thức trong chu kỳ ngủ sâu.
Sử dụng phương pháp này, bạn có thể bắt đầu dậy sớm mà không quá khó khăn. Có thể tận dụng thời gian rảnh buổi sáng để tập thể dục, đọc sách, xem thời sự, viết lách, nghe nhạc hoặc nghe một số khóa học trực tuyến. Đồng thời, bạn có nhiều thời gian cho bữa sáng.
Quan trọng hơn, dậy sớm có thể mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái trong ngày, thời gian rảnh rỗi hiếm hoi giúp bạn tận hưởng ngày mới vui vẻ hơn, tinh thần thư giãn hơn và hiệu quả công việc sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Vì vậy, muốn xây dựng thói quen tự giác và kỷ luật thì phải bắt đầu từ việc dậy sớm.
2. Kỷ luật không thể đạt được trong một sớm một chiều
Đừng luôn nghĩ đến việc lập một kế hoạch và có ý định thay đổi hoàn toàn cuộc đời mình. Điều này là không thể, bởi vì nó yêu cầu một sức mạnh ý chí rất lớn. Hầu hết mọi người không đủ sức mạnh này thường bỏ cuộc sau một thời gian.
Trên thực tế, tất cả sự tự kỷ luật không gì khác hơn là một hệ thống thói quen. Khi thói quen đã được xây dựng, chúng ta có thể tự giác tuân theo mà không cần tiêu tốn sức mạnh ý chí.
Thời gian đầu, các thói quen đòi hỏi sự rèn luyện có chủ đích lâu dài nên đừng cố gắng thay đổi tất cả lịch trình trong một thời điểm. Bạn rất dễ trở nên mệt mỏi về tinh thần và thể chất, sau đó rơi vào giai đoạn hoàn toàn buông thả, đánh mất tự tin vào bản thân, và từ bỏ kỷ luật.
Cho nên, hãy xây dựng các thói quen một cách đều đặn và từ từ, lên kế hoạch cho từng việc một. Chẳng hạn như, một tuần đầu tiên bắt đầu dậy sớm, một tuần tiếp theo bắt đầu tập thể dục, một tuần nữa bắt đầu tự đi chợ và nấu đồ ăn sáng… Trong quá trình thực hiện, ngẫu nhiên gián đoạn 1-2 lần cũng không cần chán nản mà coi đó là thất bại. Hãy tiếp tục kiên trì và tiến hành như kế hoạch, sau đó sẽ có thể thu hoạch thành công.
Thời gian đầu, các thói quen đòi hỏi sự rèn luyện có chủ đích lâu dài nên đừng cố gắng thay đổi tất cả lịch trình trong một thời điểm. Bạn rất dễ trở nên mệt mỏi về tinh thần và thể chất, sau đó rơi vào giai đoạn hoàn toàn buông thả, đánh mất tự tin vào bản thân, và từ bỏ kỷ luật.
3. Nếu bạn không đủ sức từ chối các cám dỗ, hãy tránh xa
Chúng ta phải hiểu một sự thật, ý chí không nhiều như mình tưởng. Đối mặt với cám dỗ, dù bạn có thể không dao động trong một thời gian ngắn, nhưng ý chí vẫn có thể bị tiêu hao dần dần rồi cuối cùng sụp đổ.
Chẳng hạn như, mỗi lần mở TikTok ra, bạn lại đắm chìm trong đó hàng giờ đồng hồ, hỏng hết kế hoạch học tập hoặc làm việc khác. Vậy, cách thay đổi hoàn toàn tình trạng này chính là gỡ phần mềm. Khi không còn các dòng tin nhắn, thông báo, pop-ups “nhảy” ra trước mắt, bạn mới có thể lãng quên nó hoàn toàn.
Đừng thử thách sức mạnh ý chí của chính mình bởi vì chúng vốn không thể chịu được thử thách.
4. Chú ý đến trạng thái thể chất, điều này liên quan rất nhiều đến tính tự giác
Đừng bỏ bê tình trạng sức khỏe, một cơ thể mệt mỏi, ốm yếu thì không thể nuôi được một linh hồn có hiệu suất cao. Thể chất sẽ tác động rất nhiều đến ý chí, tình cảm, trí tuệ và các khía cạnh khác của con người. Đó là lý do khi bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ, bạn sẽ dễ mất bình tĩnh, chán nản, mất tập trung khi giải quyết công việc.
Vì vậy, chúng ta nên đặc biệt chú ý đến thể trạng và duy trì năng lượng tốt bằng một số thói quen tích cực:
- Ngủ sớm, dậy sớm
- Nghỉ trưa trong khoảng 30 phút
- Tập thể dục định kỳ
- Dành thời gian thư giãn, thả lỏng vào cuối tuần (đi chơi, đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn…)