Cả đời chẳng dám sờ vào điếu thuốc nào nhưng vẫn đau đớn mắc ung thư phổi, hóa ra tôi đã phạm phải thói quen tai hại này
Ngày nay, rất nhiều phụ nữ và trẻ em không hút thuốc lá nhưng vẫn có nguy cơ bị ung thư phổi rất cao. Vậy nguyên nhân là do đâu?
- 03-01-20197 “cái chết” đau đớn trong đời khiến tôi nhận ra ý nghĩa thật của sự sống: Đừng chờ cơn bão qua đi, hãy học cách bay nhảy trong mưa gió!
- 25-12-2018Đau đớn từ bỏ công việc mình đam mê, toàn tâm toàn ý 100%, cuối cùng đây là bài học đắt giá tôi đã nhận ra
- 24-12-2018Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) thống kê, gần 90% bệnh nhân ung thư phổi là do thuốc lá. Khói thuốc lá và thuốc lá chứa hơn 7000 loại hóa chất, rất nhiều trong đó là chất gây ung thư ví dụ như nitơ oxit và carbon monoxide.
Hít phải hóa chất trong thuốc lá sẽ gây ra sự thay đổi trong mô phổi ngay lập tức. Khi các mô và tế bào ngày càng phát triển không kiểm soát được, căn bệnh ung thư sẽ dần hình thành trong phổi. Càng hút thuốc thường xuyên, trong thời gian càng dài, nguy cơ mắc ung thư phổi của người đó càng cao.
Thuốc lá và khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ bệnh nhân mà cả đời chẳng hút lấy một điếu thuốc nhưng vẫn không tránh được căn bệnh ung thư vì các yếu tố cá nhân và môi trường sau đây:
Tiếp xúc khói thuốc
Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì việc tiếp xúc với khói thuốc lá vẫn có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào xung quanh bạn chẳng hạn như: ở nhà, công ty, nhà hàng hay quán bar... Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 3.000 người ở Mỹ chưa bao giờ hút thuốc nhưng qua đời vì ung thư phổi do hít, ngửi phải khói thuốc lá.
Chế độ ăn
Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp cho cơ thể bạn đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Đây là điều hết sức cần thiết, giúp cơ thể đủ sức tái tạo và sửa chữa những tế bào gặp vấn đề. Một khi các tế bào không được chữa lành kịp thời, chúng sẽ bắt đầu hoạt động bất thường và phát triển không kiểm soát được. Đây chính là cách ung thư phát triển trong cơ thể mỗi người.
Nếu bạn không ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm trái cây và rau quả, bạn có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư chứ không riêng gì ung thư phổi. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn còn có thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
Bị bệnh phổi mãn tính
Những người mắc bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như bệnh lao, phổi silic, bệnh bụi phổi có khả năng rơi vào các trường hợp mắc ung thư cao. Ngoài ra, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, vảy tế bào bình thường trong quá trình diễn tiến của bệnh có thể phát triển thành ung thư.
Các bệnh mãn tính về phổi khiến nguy cơ ung thư tăng cao.
Xạ trị ở vùng ngực
Ngày nay, liệu pháp xạ trị được sử dụng rất nhiều trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, các bệnh yêu cầu điều trị bằng cách chiếu tia xạ thẳng vào vùng ngực lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ví dụ như khi điều trị bệnh U lympho ác tính không Hodgkin hoặc ung thư vú. Nguy cơ này còn tăng cao hơn với những người hút thuốc.
Do di truyền
Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng, nếu một thành viên trong gia đình bạn bị ung thư phổi, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Những người thân trong gia đình có thể gây ảnh hưởng đến di truyền bao gồm: ông bà, cha mẹ, cô chú và anh chị em.
Nguy cơ này tồn tại ngay cả khi bạn không có thói quen hút thuốc. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa làm rõ liệu di truyền gây ra ung thư phổi hay chỉ làm tăng tính nhạy cảm của cơ thể với căn bệnh quái ác này.
Gen di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư.
Tuổi tác
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư phổi chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi. Hai trong số ba người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi đã ở độ tuổi trên 65 tuổi. Độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán là khoảng 70. Tuổi càng nhiều thì thời gian bạn tiếp xúc với các hóa chất độc hại càng dài hơn nên làm tăng nguy cơ ung thư.
Nhân tố môi trường
Theo US CDC, khí radon là nguyên nhân gây ung thư phổi đứng thứ hai ở Mỹ. Radon là một loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, sinh ra từ sự phân rã phóng xạ của Urani, là chất có ở hầu khắp mọi nơi trong lớp vỏ Trái Đất. Nó thoát qua các vết rạn và lỗ trống rất nhỏ trong mặt đất, rồi khuếch tán vào không khí. Khi hít phải radon và các hạt nhân con của nó, một số phân rã phóng xạ sẽ xảy ra trong phổi chúng ta, gây tổn hại đến mô phổi và dẫn tới ung thư phổi. Càng có nhiều radon trong không khí, hoặc khoảng thời gian chúng ta hít thở không khí có chứa radon càng dài, thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng lớn.
Không khí càng ô nhiễm càng chứa nhiều chất gây ung thư phổi.
Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư phổi tăng cao hơn nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với khí amiăng trong môi trường. Amiăng là một vật liệu công nghiệp được sử dụng trong xây dựng để cách nhiệt và làm chất chống cháy. Khi vật liệu bị phá hoại, các sợi Amiăng nhỏ sẽ khuếch tán trong không khí.
Bên cạnh đó, phơi nhiễm các hóa chất gây ung thư khác cũng gây nguy hiểm cho lá phổi của chúng ta ví dụ như asen, hợp chất niken, hợp chất crom, sản phẩm than, khí lưu huỳnh mù tạc, khí thải diesel...
Trí Thức Trẻ