‘Cá mập’ trong Shark Tank Việt Nam định giá startup trong vài phút như thế nào?
Có nhà đầu tư định giá startup dựa trên tiềm năng phát triển trong tương lai, xu hướng thị trường, có người lại dựa trên cảm hứng mà người sáng lập mang đến. Tuy nhiên, các "cá mập" đều cho rằng yếu tố quan trọng nhất là việc thực thi ý tưởng.
- 12-06-2019"Đại gia" may mặc Mỹ muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam
- 10-06-2019Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và 3 cam kết với cộng đồng nhà đầu tư cho khởi nghiệp
- 18-05-2019GS Trương Nguyện Thành: Chờ cầm bằng tốt nghiệp mới khởi nghiệp thì quá trễ
- 18-05-2019Doanh nghiệp khởi nghiệp "thuần Việt" đầu tiên vô địch Startup World Cup 2019, nhận giải thưởng 1 triệu USD
Trong các thương vụ đầu tư thông thường, các nhà đầu tư có thể phải mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng hoặc năm để quyết định rót vốn vào một dự án hay công ty nào đó. Còn trên chương trình Shark Tank - Thương vụ Bạc tỷ, trong vòng 3 phút trình bày của startup về doanh nghiệp cùng với thời gian hỏi - đáp sau đó, các "cá mập" thực sự không có quá nhiều thời gian để suy nghĩ.
Thậm chí có những startup được chấp nhận rót vốn chỉ trong vài phút, như Emwear nhận được 2 tỷ đồng sau 10 phút hay dự án Cosplay của hai chàng sinh viên Đỗ Đức Mười và Vũ Văn Trung nhận về hơn 3 tỷ đồng chỉ sau 5 phút.
Vậy các nhà đầu tư trong Shark Tank làm thế nào để định giá một startup trong vòng vài phút?
Định giá startup cũng như việc chọn chồng để cưới
Chia sẻ tại tọa đàm “Định giá công ty startup: Giá hay giá trị?”, ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan, tự nhận bản thân có cách định giá không giống ai. Shark Dũng cho rằng trong bối cảnh có nhiều nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam khiến giá cả đắt hơn bình thường, việc định giá sẽ xoay quanh cung – cầu. Nếu có nhiều nhà đầu tư quan tâm, doanh nghiệp có thể bán giá cao hơn.
“Điều này cũng giống như việc một cô gái có nhiều anh chàng theo đuổi thì chọn anh nào để cưới. Cưới ai sẽ phụ thuộc vào việc anh ta đi được đường dài hay không, có tạo ra giá trị hay không, có giúp mình phát triển hay không, và nếu tiêu hết tiền mà anh ta đang có thì điều gì sẽ xảy ra. Startup cần lưu ý những điều đó hơn là câu hỏi giá trị của mình là bao nhiêu. Khi cưới một chàng trai thì hãy nhìn vào tiềm năng trong những năm tiếp theo chứ không phải những gì anh ta đang có”, ông Dũng chia sẻ.
Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent cho biết nhiều startup "chết" không phải vì không huy động được vốn vào thời điểm hiện tại, mà vì không huy động được vốn trong những vòng tiếp theo. “Hãy đặt câu hỏi ai sẽ là người hỗ trợ bạn trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Vào những lúc khó khăn ấy, nếu công ty thất bại thì mức định giá 100 triệu USD vào thời điểm hiện tại cũng không khác gì con số 0”.
Tọa đàm "Định giá công ty startup: Giá hay giá trị?". Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
Quan điểm của ông Dũng là khi quyết định rót vốn vào 1 công ty, ông sẽ nhìn vào tiềm năng của thị trường và người sáng lập ra startup đó. “Tôi định giá theo giấc mơ. Nói cách khác, ở giai đoạn rất sớm như startup, tôi định giá theo cảm xúc. Còn ở giai đoạn tiếp theo, tôi định giá bằng con số cụ thể tùy theo mô hình kinh tế”.
Ông lấy dẫn chứng nhiều công ty công nghệ niêm yết trên các sàn giao dịch thế giới cũng đang lỗ, như Twitter, Snapchat, Uber… nhưng vẫn có nhiều dòng tiền chảy vào. Nguyên nhân là các nhà đầu tư định giá dựa trên tương lai, nền tảng, người dùng nhiều hơn là dựa trên lợi nhuận. Trong khi đó, ở Việt Nam, phần lớn công ty niêm yết được định giá dựa trên PE (hệ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận).
Từng tham gia Shark Tank mùa 1, bà Trương Lý Hoàng Phi, Tổng giám đốc VinTech City, cho rằng việc định giá nhanh hay không phụ thuộc kinh nghiệm thương trường của các nhà đầu tư, mức độ tiềm năng cũng như cách đánh giá tiềm năng của nhà đầu tư đó. Thậm chí, nhà đầu tư sử dụng câu hỏi về vòng gọi vốn trước đó của startup để làm căn cứ phán đoán về mức độ thu hút của doanh nghiệp.
Đối với Shark Tank, mọi mức giá đưa ra đều sẽ được chấp nhận nếu startup tạo cho nhà đầu tâm lý thích thú và cảm giác rằng doanh nghiệp này có thể phát triển được. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không thể thu hút, hoặc tạo cho nhà đầu tư cảm giác khó tin, câu trả lời sẽ luôn là “Không”.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Thế kỷ CenGroup, cũng cho rằng định giá một công ty phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố tâm lý “thích thì mua”, “thích thì bán”.
“Theo tiêu chuẩn về định giá của Việt Nam, giá cả thị trường là mức giá mà tại đó xác suất giao dịch xảy ra thành công là cao nhất giữa một bên bán sẵn sàng bán và một bên mua sẵn sàng mua trong điều kiện thương mại bình thường. Mức giá đó sẽ phụ thuộc vào người đưa ra giá, người sẵn sàng mua và mục đích mua của người mua”, ông Hưng cho biết.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông, điều quan trọng nhất là cảm xúc của nhà đầu tư, thị trường và xu hướng thị trường.
Định giá ý tưởng của startup như thế nào?
Theo bà Trương Lý Hoàng Phi cho rằng ý tưởng không cần quá to tát. Đột phá không nằm trong ý tưởng, mà trong cách doanh nghiệp thực hiện ý tưởng và khả năng doanh nghiệp tìm được đường đi khác. Đây mới là yếu tố quyết định ý tưởng có đáng giá hay không.
“Ý tưởng nên cho không nhưng cách làm mới làm nên sự khác biệt. Startup nên tập trung vào cách thực thi thay vì chỉ biết nói ý tưởng của em đột phá. Bởi, không có gì là đột phá bền vững, chỉ có cách thực hiện và đội ngũ thực hiện mới bền vững”, bà Phi nói.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
Đồng quan điểm với CEO của Vintech City, ông Nguyễn Mạnh Dũng của CyberAgent cho rằng điều quan trọng nhất là cách thực hiện ý tưởng.
Ông dẫn ví dụ về mô hình của Tiki. Thực tế là trước Tiki đã có Amazon, và thậm chí trước Amazon chắc chắn đã có ai đó thực hiện mô hình này.
Hay như màn hình của những chiếc điện thoại thông minh ngày nay, mà phổ biến nhất phải kể đến iPhone. Vài chục năm trước, Fujitsu đã sản xuất ra loại màn hình này. Đây không phải là ý tưởng của Apple, nhưng Apple lại là công ty làm tốt nhất.
Hay như kính thực tế ảo VR, Sony đã thực hiện ý tưởng này từ những năm 80 nhưng tới nay, họ vẫn gặp nhiều rào cản khi thực thi và đưa vào cuộc sống.
“Khi startup đưa ra ý tưởng, quan trọng nhất là phải xác định thực hiện ý tưởng đó cho ai, phục vụ như thế nào và có khả năng thực thi không. Vì vậy, bản chất của một khoản đầu tư vào startup là đầu tư vào con người chứ không phải ý tưởng”, ông Dũng nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Việt ví startup Việt Nam như những cô gái xinh đẹp đội lên đầu một giỏ trứng. “Nói cách khác, ý tưởng quá bay bổng và toàn nghĩ tương lai tươi sáng. Rổ trứng ngày càng to và đến khi nhảy một bước là rơi hết. Họ thực sự không nhận biết được hiện thực và thực tế của mình”.
Người đồng hành