MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các chuyên gia hàng đầu thế giới: Giá hàng hóa đã hạ nhiệt, nhưng 'siêu chu kỳ nhỏ' sẽ đến trong vài năm tới

18-06-2021 - 21:16 PM | Tài chính quốc tế

Các chuyên gia hàng đầu thế giới: Giá hàng hóa đã hạ nhiệt, nhưng 'siêu chu kỳ nhỏ' sẽ đến trong vài năm tới

Theo một số trader hàng hóa hàng đầu thé giới, các mặt hàng nông nghiệp đang ở giai đoạn khởi đầu của "siêu chu kỳ nhỏ", khi giá dự kiến tăng trong vài năm nữa do nhu cầu của Trung Quốc và nhiên liệu sinh học tăng lên.

Các giám đốc điều hành của Cargill, Cofco, Viterra và Scoular tuần này cho biết thị trường ngô, đậu tương và lúa mì vẫn sẽ tăng mạnh trong 2-4 năm tới.

Trong khi đó, những tuần gần đây, giá hàng hóa nhìn chung đã giảm từ mức cao nhất trong nhiều năm, do đồng USD tăng giá và dự báo trời mưa ở vùng trung tây Mỹ. Tuy nhiên, hợp đồng tương ngô vẫn tăng gấp đôi với 1 năm trước ở mức 3,29 USD/giạ, đậu tương giao dịch ở mức 14,31 USD và cao hơn 65% so với năm trước, còn lúa mì cao hơn gần 1/3 ở mức 6,54 USD.

Theo Bloomberg, ở phiên 17/6, hợp đồng tương lai đậu tương đã xóa bỏ mức tăng trong năm 2021, giảm hơn 20% so với mức đỉnh 8 năm xác lập hồi tháng 5. Giá ngô và lúa mì cũng giảm. Chỉ số Bloomberg Grains Spot giảm mạnh nhất kể từ năm 2009 ở phiên 16/5, sau đó hồi phục nhẹ vào hôm qua. 

David Mattiske – giám đốc điều hành của Viterra, nhận định: "Chúng tôi chắc chắn đang nhận thấy một siêu chu kỳ nhỏ. Thị trường đang ở trong một môi trường được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng cao, khi dân số, sự giàu có ngày càng tăng và mọi người tiêu dùng nhiều hơn. Hơn nữa, chúng tôi cũng thấy rằng nhiên liệu thực vật cũng chứng kiến nhu cầu cao hơn."

Giá hàng hóa liên tục tăng lên sẽ mang đến lợi ích cho nông dân – những người trong những năm gần đây gặp khó khăn vì giá cây trồng ở tình trạng trì trệ. Tuy nhiên, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc các nhà nhập khẩu lúa và hạt có dầu sẽ đối mặt với chi phí lương thực tăng cao hơn, đặt biệt là những nước nghèo hơn đang phải chật vật với tác động kinh tế của đại dịch cũng như giá lương thực tăng.

Thị trường đậu tương và lúa đã chứng kiến sự thúc đẩy mạnh mẽ trong nửa cuối năm ngoái khi các chính phủ và doanh nghiệp ồ ạt tích trữ trong thời kỳ đại dịch. Trung Quốc đã nhập khẩu kỷ lục 11,3 triệu tấn ngô vào năm ngoái, hơn 1/3 trong đó đến từ Mỹ.

Các chuyên gia hàng đầu thế giới: Giá hàng hóa đã hạ nhiệt, nhưng siêu chu kỳ nhỏ sẽ đến trong vài năm tới  - Ảnh 1.

Theo Alex Sanfeliu – trưởng bộ phận thương mại thế giới của Cargill, 2 vụ thu hoạch lớn nhất trong 1 năm của ngô và đậu tương (ở Mỹ và Brazil) cho thấy rằng siêu chu kỳ đối với lúa và hạt có dầu có xu hướng ngắn hơn so với những loại cây trồng khác. Tuy nhiên, ông dự đoán thị trường này sẽ tiếp tục tăng giá trong 2-4 năm tới. Ông nói: "Đó chính là đặc điểm của siêu chu kỳ này."

Năm ngoái, lượng nhập khẩu khổng lồ của Trung Quốc đã khiến các nhà bán hàng hóa và giới phân tích ngạc nhiên. Theo đó, một cuộc tranh luận đã nổ ra về việc động thái này nhằm mục đích dự trữ sau cú sốc của đại dịch hay hoạt động mua trong tương lai sẽ tiếp tục.

Một số giám đốc điều hành tin rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tiếp tục nhập khẩu ngô. Marcelo Martins – trưởng bộ phận giao dịch lúa và hạt có dầu, cho biết nguồn cung bị mất cân bằng do vụ thu hoạch không đạt hiệu quả. Ông cho hay: "Tình trạng thâm hụt nguồn cung vẫn đang diễn ra."

Trong khi đó, nhu cầu về nhiên liệu sinh học – vốn đang thúc đẩy giá đậu tương và dầu đậu nành tăng là "chưa từng có", theo Paul Mass – giám đốc điều hành của hãng giao dịch hàng hóa Mỹ Scoular. Khi các chính phủ kêu gọi cắt giảm nhiên liệu hóa thạch, nhiều doanh nghiệp đã pha trộn nhiên liệu sinh học vào xăng. Ông nói: "Nhu cầu gia tăng là có thật và chúng tôi đang theo dõi để xem thị trường sẽ có diễn biến ra sao."

Dù thị trường hàng hóa đang được giao dịch rất tích cực, nhưng Gary McGuigan – trưởng bộ phận thương mại toàn cầu tại Archer Danielss Midland, lại đưa ra cảnh báo. Ông cho hay: "Chúng tôi đã chứng kiến sự điều chỉnh đối với giá hàng hóa trong những tuần qua." McGuigan cho biết thêm, khi động lực về nhu cầu chắc chắn sẽ thay đổi thì hiện vẫn quá sớm để gọi đây là "siêu chu kỳ nhỏ".

Ông nhận định: "Trong số tất cả những yếu tố thúc đẩy nhu cầu trên khắp thế giới, Trung Quốc là thị trường khó dự đoán nhất."

Tham khảo Financial Times; Bloomberg

Lục Lam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên