MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các công ty không cần liên quan trực tiếp đến sản xuất vẫn có thể hưởng lợi từ việc di dời hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam

Theo ông Laurent Saltiel - Giám đốc bộ phận Đầu tư tại các thị trường mới nổi của AllianceBernstein: "Sẽ có một làn sóng đầu tư để tăng cường năng lực sản xuất, và điều đó tốt cho thị trường tiền tệ cũng như chi tiêu của người tiêu dùng. Bạn sẽ phải đầu tư có chọn lọc, nhưng câu chuyện lớn về Việt Nam là đang là một câu chuyện hay".

"Chúng tôi nhận thấy đã có một sự tăng trưởng mạnh mẽ về hoạt động đầu tư tại Việt Nam trong năm nay, và một phần trong số chúng bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại", ông Laurent Saltiel, Giám đốc bộ phận Đầu tư tại các thị trường mới nổi của AllianceBernstein cho biết trong một cuộc phỏng vấn với MarketWatch. "Việt Nam có thể coi là quốc gia hưởng lợi chính trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc".

Có thể thấy rõ, Việt Nam đã trở thành một điểm đến phổ biến cho dòng vốn đầu tư sản xuất mới, khi các công ty đa quốc gia tìm cách tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ, để tránh thuế của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Các quỹ đầu từ vào thị trường mới nổi cũng đang theo sát những hoạt động này, các nhà đầu tư và nhà phân tích nói với MarketWatch.

Ông Saltiel cho rằng, Việt Nam đã lọt vào mắt xanh của các nhà đầu tư muốn đổ vốn vào các thị trường mới nổi. Thậm chí là ngay cả trước khi Mỹ bắt đầu tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, do chi phí lao động ở Trung Quốc ngày càng tăng cao, và việc kinh doanh tại Việt Nam dễ dàng hơn so với các điểm chi phí lao động thấp khác như Ấn Độ.

Các công ty không cần liên quan trực tiếp đến sản xuất vẫn có thể hưởng lợi từ việc di dời hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam - Ảnh 1.

"Cuộc chiến thương mại sẽ đẩy nhanh sự thay đổi này, cho dù kết quả cuối cùng là gì" - ông Slatiel nói. "Ngay cả khi hai bên đạt được thỏa thuận trong vòng 12 tháng tới, rất nhiều công ty Mỹ cũng sẽ đắn đo suy nghĩ rất kỹ về chuỗi cung ứng của họ. Họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Sẽ là quá rủi ro nếu phụ thuộc toàn bộ quá trình sản xuất vào một quốc gia.

Nhưng ông Saltiel cũng khuyến cáo các nhà đầu tư nên tiếp cận các công ty Việt Nam một cách thận trọng, vì thị trường có thể sẽ thay đổi rất nhiều. HOSE-Index tăng 9,1% tính từ đầu năm đến nay, trong khi S&P 500 tăng 15,1%.

Điều đó thể hiện rằng, một công ty không cần liên quan trực tiếp đến sản xuất thì mới có thể hưởng lợi từ việc di dời hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam. Chẳng hạn, ông Laurent Saltiel tiết lộ quỹ đầu tư của  đã đầu tư vào một ngân hàng ở Việt Nam, và một nhà điều hành trung tâm mua sắm, với niềm tin rằng hoạt động sản xuất mở rộng, thu nhập tăng sẽ làm tăng doanh số bán lẻ.

"Sẽ có một làn sóng đầu tư để tăng cường năng lực sản xuất, và điều đó tốt cho thị trường tiền tệ cũng như chi tiêu của người tiêu dùng", theo ông Laurent Saltiel. "Bạn sẽ phải đầu tư có chọn lọc, nhưng câu chuyện lớn về Việt Nam là đang là một câu chuyện hay".

Ông Steven Holden, Giám đốc điều hành của Copley Fund Research, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: các nhà quản lý phụ trách danh mục đầu tư tại các thị trường mới nổi (Emerging Market) đang tăng tốc đầu tư vào các công ty Việt Nam. 

Các công ty không cần liên quan trực tiếp đến sản xuất vẫn có thể hưởng lợi từ việc di dời hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam - Ảnh 2.

Trong một cuộc khảo sát với 193 nhà quản lý quỹ, ông Holden đã phát hiện ra rằng, gần một phần năm trong số họ hiện đã đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, ngay cả khi Việt Nam không nằm trong nhóm thị trường mới nổi theo xếp hạng của MSCI.

"Mặc dù Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường cận biên (Frontier Market) của MSCI, nhưng có khả năng sẽ được thêm vào Danh sách theo dõi của MSCI để nâng cấp lên trạng thái thị trường mới nổi tại một số điểm", theo ông Holden. "Sự nổi lên của chứng khoán Việt Nam diễn ra cùng lúc với việc các nhà quản lý quỹ toàn cầu đã giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu Mỹ".

Hoàng An

MarketWatch

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên