Các công ty thực phẩm Hàn Quốc đang hướng đến thị trường Việt Nam
Các công ty phân phối và chế biến thực phẩm của Hàn Quốc đang chuyển cơ sở hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.
- 13-03-2018Công ty thực phẩm lớn nhất Trung Quốc bắt tay với "kẻ thù" để nuôi 1,4 tỷ dân
- 02-01-2018Vớt xác máy bay làm rõ cái chết ngày cuối năm của CEO công ty dịch vụ thực phẩm lớn nhất thế giới
- 06-12-2017Cuộc đua sinh tồn ở Venezuela: Thực phẩm, thuốc men khan hiếm, mua 1 tách cà phê hay gọi taxi cũng chẳng khác vật lộn trên chiến trường
- 09-10-2017Trung Quốc lên cơn sốt bán thực phẩm qua mạng
- 04-10-2017Ngôi làng trong mơ ở Hà Lan: Tự sản xuất thực phẩm sạch, tự cấp điện và xử lý chất thải khép kín
Các công ty phân phối và chế biến thực phẩm của Hàn Quốc đang chuyển cơ sở hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam, khi môi trường kinh doanh ở đó trở nên khó khăn hơn và mối quan hệ căng thẳng với đất nước đông dân nhất thế giới.
"Người khổng lồ" về bán lẻ Lotte Group của Hàn Quốc đang thương lượng để bán chuỗi siêu thị tại Trung Quốc sau khi bị lỗ lớn và không có hy vọng thay đổi tình trạng này sớm. Gần như toàn bộ 99 cửa hàng bán lẻ Lotte Mart ở Trung Quốc đã ngừng hoạt động trong hơn một năm và Lotte Group bị thất thu 1.200 tỷ won (1,1 tỷ USD).
Trong khi đó, Lotte đặt mục tiêu nâng số cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam từ con số 13 hiện nay lên 87 vào cuối năm 2020. Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2008, Lotte Mart đã tăng doanh số bán từ 62 tỷ won vào năm 2011 lên 266 tỷ won năm 2017.
Lotte Group kinh doanh siêu thị, khách sạn và rạp chiếu phim ở Việt Nam từ năm 1998. Tập đoàn này đang xây dựng khu phức hợp thông minh "Eco Smart City" tại Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến hoàn thành vào năm 2021, với số vốn đầu tư trên 2.000 tỷ won, sẽ bao gồm siêu thị, trung tâm mua sắm, khách sạn, văn phòng và tòa nhà ở, và có kế hoạch đầu tư 330 tỷ won để phát triển "Lotte Hanoi" với siêu thị, khu mua sắm và rạp chiếu phim tại Hà Nội vào năm 2020.
EMart, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc và là một chi nhánh của Shinsegae Group, cho biết sẽ cân nhắc xây dựng thêm các cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp này đã mở một cơ sở thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12/2015 và doanh thu của cơ sở này tăng từ 41,9 tỷ won năm 2016 lên 52 tỷ won năm 2017. EMart đã hoàn tất việc bán hàng chục cửa hàng tại Trung Quốc vào năm ngoái.
Tập đoàn giải trí và thực phẩm CJ Group thì đang tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trong những năm gần đây, hy vọng Việt Nam sẽ là cửa ngõ để họ tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á.
CJ Cheiljedang Corp., nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu Hàn Quốc, đã mua một số công ty chế biến thực phẩm ở Việt Nam, với mục tiêu sẽ đạt doanh số bán trên 700 tỷ won vào năm 2020. CJ Cheiljedang đã đầu tư 70 tỷ won để xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
CJ Foodville, chi nhánh kinh doanh nhà hàng của "đại gia" trong lĩnh vực thượng phẩm và giải trí CJ, đang vận hành 36 tiệm bánh Tous Les Jours tại Việt Nam.
CJ Freshway, chi nhánh cung cấp và phân phối thực phẩm của CJ Group, đã đạt doanh thu 49 tỷ won tại Việt Nam năm 2017, so với con số 1,8 tỷ won vào năm 2012, khi bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.