MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cuộc chiến giành giật thị phần viễn thông khốc liệt ở châu Á

26-09-2017 - 10:14 AM | Tài chính quốc tế

Ngôi làng nhỏ bé ở miền trung Myanmar, nơi hệ thống lưới điện quốc gia chưa kéo tới, lại là một trong thị trường cạnh tranh khốc liệt của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông hàng đầu khu vực và thế giới.

Viễn thông vượt khó khăn để bùng nổ

Cơ sở hạ tầng nghèo nàn không ngăn các nhà cung cấp mang tới mạng tốc độ cao và những dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông. Ngôi làng nhỏ nằm cách thành phố Mandalay, đô thị đông dân nhất Myanmar chưa đầy 2 giờ lái xe, là một trong những chiến trường điển hình trong cuộc đua giành thị phần ở quốc gia này.

Hệ thống lưới điện quốc gia chưa kéo tới ngôi làng nhỏ mà Nikkei nhắc tới. Người dân ở đây sử dụng điện thông qua hệ thống máy phát gia đình hoặc các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, nó không ngăn mọi người sạc những chiếc điện thoại thông minh. Số lượng người trong làng sở hữu thiết bị công nghệ hiện đại này.

Dù chỉ là một ngôi làng nhỏ ở Myanmar nhưng những gì đang diễn ra phần nào cho thấy cuộc chiến giành thị phần khốc liệt giữa các nhà cung cấp khi những thị trường mới nổi và nhiều tiềm năng như Myanmar cũng là sân chơi chính của các nhà mạng tiếng tăm khu vực và thế giới. Họ mang tới công nghệ 4G tốc độ cao, cùng với âm nhạc hay thanh toán qua di động, vốn đang trở thành xu hướng của cả thế giới.


Smartphone đang ngày càng phổ biến ở Myanmar.

Smartphone đang ngày càng phổ biến ở Myanmar.

Kết quả của những nỗ lực này là sự tăng trưởng mạnh mẽ ở những thị trường mà vài năm trước, điện thoại di động vẫn được coi là mặt hàng xa xỉ. Cùng với đó là sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy tiếp thị cũng như lối sống ở những nước được xếp ở phía dưới trong danh sách phát triển.

Ở Myanmar, sự thay đổi mạnh mẽ chính thức bắt đầu năm 2014 khi Tenor của Na Uy và Ooredoo của Qatar tham gia thị trường vốn bị thống trị bởi công ty quốc doanh Myanmar Posts & Telecommunications (MPT). Thay đổi đầu tiên là giá sim điện thoại, vốn từ hơn 100 USD giảm xuống còn 1 USD/chiếc.

Tuy nhiên, không để mất thị trường, MPT đã nỗ lực giành lại thị phần thông qua sự hợp tác với KDDI và Sumitomo Corp. của Nhật Bản. Năm 2016, thị phần của MPT tại Myanmar là lớn nhất với 47%. Telenor và Ooredoo lần lượt chia nhau 37% và 16% còn lại. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại di động ở Myanmar đã tăng từ 3% năm 2011 lên 89% trong năm 2016.

Sức mạnh về tài chính và công nghệ của các tập đoàn viễn thông danh tiếng đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi ở các nước như Myanmar. Mối liên hệ giữa các công ty nước ngoài với tập đoàn quốc doanh cũng làm thay đổi thái độ của nhân viên địa phương đồng thời xuất hiện các hình thức kinh doanh mới, giúp quyền lợi khách hàng được đề cao.

Cơ hội mở rộng khi thị trường trong nước tới hạn

Ngoài các thương hiệu tới từ châu Âu, thị trường châu Á cũng là cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa những tên tuổi có tiếng trong khu vực. Viettel của Việt Nam và Axiata của Malaysia nằm trong số những công ty muốn phát triển rộng hơn so với quy mô dân số ở quốc gia hình thành.


Cuộc đua giành thị phần giữa Viettel của Việt nam và Axiata của Malaysia trong khu vực châu Á.

Cuộc đua giành thị phần giữa Viettel của Việt nam và Axiata của Malaysia trong khu vực châu Á.

Đầu năm 2018, Viettel sẽ gia nhập thị trường Myanmar. Bên cạnh các nước châu Phi và châu Mỹ Latin, Viettel cũng có bước đột phá vào Đông Timor với thương hiệu Telemor năm 2013. Nó cạnh tranh với đối thủ Timor Telecom để thiết lập vị trí thống trị với 47% thị phần. Viettel cũng là công ty chiếm thị phần lớn nhất ở Lào và Capuchia. Một trong những chính sách được biết tới của Viettel là đánh vào những khu vực vùng sâu, vùng xa mà các đối thủ thường không chú trọng.

Trong khi đó, Axiata là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ 2 ở Campuchia với dịch vụ 4G được cung cấp vào năm 2014. Phải hai năm sau, Viettel mới làm được việc này. Xét về mặt truyền thông dữ liệu, Axiata được tin là kiểm soát thị phần lớn hơn. Tuy nhiên, công ty đang phải nỗ lực để bắt kịp Viettel ở các dịch vụ khác.

Tại Campuchia, Axiata đã bán 10% cổ phần cho Mitsui & Co với giá 66 triệu USD. Hai công ty sẽ hợp tác trong lĩnh vực như Internet Vạn vật. Ngoài ra, Axiata có thị phần lớn nhất Sri Lanka với 40%. Tại Bangladesh, nó đứng ở vị trí thứ 2 với 29%, thua Telenor's Grameenphone với 45%.

Tại các nước như Campuchia và Myanmar, thiếu cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài tham gia và mở rộng cơ hội kinh doanh liên quan tới điện thoại thông minh, biến khu vực trở thành miếng bánh béo bở cho các tập đoàn viễn thông khu vực và thế giới.

Linh Anh

Nikkei

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên