Các doanh nhân nên học hỏi 4 điều này từ văn hóa làm việc của Đan Mạch
Một số lý do khiến Đan Mạch phát triển như vậy là do chính phủ đã thực hiện những chính sách chính trị và văn hoá có hệ thống, mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
- 16-10-2021"Tam bảo" của cuộc sống: Một khuôn mặt hiền hòa, một cái miệng biết kiềm chế và một trái tim nhân hậu
- 16-10-2021"Mốt" sống của thế hệ 9X hiện đại liệu có đúng? Càng tối giản, càng thanh thản, càng đơn giản, càng an nhàn!
- 16-10-2021Nữ sinh review phòng trọ hộp diêm dành cho sinh viên nghèo ở Hàn Quốc: Giá 8 triệu/ tháng, chỉ rộng 3m2, toilet bên cạnh giường ngủ
Những năm gần đây, Đan Mạch liên tục đạt thứ hạng cao trên Forbes và một số danh sách xếp hạng kinh doanh khác.
Quốc gia này được đánh giá cao bởi các tiêu chí như tính minh bạch, tự do cá nhân và sự cân bằng giữa cuộc sống - công việc.
Tinh thần kinh doanh có vẻ không rõ ràng trong một xã hội coi trọng bình đẳng và có hệ thống phúc lợi hào phóng. Tuy nhiên, những bài học rút ra từ văn hóa làm việc của Đan Mạch vẫn mang lại rất nhiều giá trị cho các nhà khởi nghiệp ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Để có được cái nhìn sâu sắc hơn, tôi đã trò chuyện với Christoffer Mallling và Gavin Moore. Cả hai đã chia sẻ 4 phương pháp kinh doanh của Đan Mạch mà các doanh nhân đang trong giai đoạn khởi nghiệp có thể áp dụng:
Làm việc nhóm
Văn hóa làm việc của Đan Mạch tập trung vào tinh thần đồng đội hơn là để nhân viên đấu đá lẫn nhau.
Tất nhiên mọi người vẫn phải cạnh tranh dựa trên tinh thần cùng nhau phát triển, nhưng sự cạnh tranh này không giống các quốc gia khác.
Đan Mạch tạo ra một môi trường làm việc với nhiều cơ hội và ít căng thẳng.
Malling cho biết "Tại Đan Mạch, nhân viên được khuyến khích làm việc nhóm vì điều đó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người".
"Chính sách hà khắc tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt và điều đó không có lợi cho tinh thần đồng đội, đặc biệt là trong các công ty nhỏ đang khởi nghiệp."
Vào mùa đông, mặt trời mọc từ 9 giờ sáng và lặn vào 4 giờ chiều. Tức là các nhân viên phải dành hết thời gian ban ngày để làm việc cùng nhau, thậm chí là ăn trưa cùng nhau.
Moore nói "Tôi ăn cơm cùng với đồng nghiệp và cả sếp."
Nhân viên đều không cảm thấy phiền vì thời gian nghỉ trưa cũng không đủ để họ làm những công việc cá nhân khác. Họ có thể làm điều đó sau khi về nhà.
Mô hình cấu trúc phẳng, không phân cấp
Moore cho biết rằng các nhà lãnh đạo ở Đan Mạch thường làm việc nhóm rất ăn ý với nhân viên. Văn phòng được thiết kế mở để nhân viên dễ dàng tiếp cận với sếp của mình.
"Khi muốn nói điều gì đó với quản lý của mình, tôi chỉ cần đi đến và vỗ vai anh ấy, không cần e dè điều gì."
Việc loại bỏ hệ thống phân cấp sẽ khiến cho việc truyền thông tin từ trên xuống dưới dễ dàng hơn nhiều.
Tại Đan Mạch, sự bình đẳng được đề cao hơn lợi ích cá nhân.
Malling cho biết những giá trị này đã được đưa vào văn hoá công sở, nhân viên được tự do nêu quan điểm và ý kiến, không phân biệt vai vế.
Tính tự chủ
Bên cạnh tinh thần đồng đội thì tính tự chủ và độc lập cũng được coi trọng.
Moore cho biết, văn hóa công sở đang ngày càng linh hoạt hơn. Trước đây, việc đi khám răng ngay trong giờ hành chính là điều khó xảy ra. Nhưng hiện nay nó lại trở thành một điều quá đỗi bình thường và quen thuộc.
Sự tự chủ có thể khiến nhân viên cảm thấy được tin tưởng và đánh giá cao. Theo Malling thì khái niệm này vượt qua cả sự linh hoạt trong công việc:
"Hầu hết các nhà quản lý đều ghi nhận những ý kiến đóng góp từ nhân viên trước khi đưa ra quyết định nào đó quan trọng với công ty."
Thay vì giao cho nhân viên những nhiệm vụ ngoài chuyên môn của họ, các doanh nghiệp tại Đan Mạch khuyến khích nhân viên tìm ra các giải pháp để công ty vận hành tốt hơn.
Điều này khiến nhân viên cảm thấy được coi trọng và được lắng nghe.
Tính nhân văn
Chính sách trợ cấp thất nghiệp của Đan Mạch khiến các công ty gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân viên. Theo Malling thì điều này khiến cho môi trường làm việc trở nên tốt đẹp hơn.
"Một phong cách quản lý quá hời hợt sẽ khó mà thành công, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến nhân viên và gia đình của họ. Nếu không làm điều đó bạn sẽ chẳng thể lấy được niềm tin của ai. Nhiều nhân viên thừa nhận rằng sếp của họ luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng và đứng ra chịu trách nhiệm. Và đương nhiên, mối quan hệ bình đẳng như người với người sẽ khiến nhân viên thoải mái hơn là nhân viên và sếp".
Hạnh phúc chạy bằng pin: Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới chữa khỏi trầm cảm nhờ phẫu thuật kích thích não
Doanh nghiệp và Tiếp thị