Các ngân hàng nhỏ cạn tiền mặt, các vụ vỡ nợ trái phiếu đang khiến hệ thống tài chính Trung Quốc rung lắc?
Các ngân hàng cỡ nhỏ và vừa ở Trung Quốc phải phụ thuộc vào tiền mặt từ các ngân hàng khác vì họ không thể trực tiếp tiếp cận nguồn thanh khoản mà PBOC cung cấp.
- 03-12-2020Thiên đường trú ẩn một thời sụp đổ, các nhà đầu tư có thể tin vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc?
- 03-12-2020'Nghiện' tín dụng đen, thế hệ Y đang thổi bùng lên cuộc khủng hoảng nợ ở Trung Quốc
- 01-12-2020Tiếp tục xuất hiện một doanh nghiệp nhà nước vỡ nợ hàng tỷ USD, ngành ngân hàng Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị 'càn quét'
Một số ngân hàng cỡ nhỏ ở Trung Quốc đang ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn khi đi vay trên thị trường liên ngân hàng – một dấu hiệu khác cho thấy làn sóng gia tăng các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang ảnh hưởng lên hệ thống tài chính.
Ngày 30/11 vừa qua, chi phí cho 1 khoản vay liên ngân hàng kỳ hạn 1 năm – vốn được coi là "phao cứu sinh" cho các nhà băng cỡ nhỏ và vừa – là 3,34%, cao gấp đôi so với hồi tháng 4. Lãi suất này cũng cao hơn 39 điểm cơ bản so với lãi suất mà NHTW Trung Quốc (PBOC) áp dụng với các khoản vay trung hạn, mức chênh lệch lớn nhất kể từ tháng 7/2018.
Các ngân hàng cỡ nhỏ và vừa ở Trung Quốc phải phụ thuộc vào tiền mặt từ các ngân hàng khác vì họ không thể trực tiếp tiếp cận nguồn thanh khoản mà PBOC cung cấp. Tuy nhiên một loạt vụ vỡ nợ gần đây của các doanh nghiệp tên tuổi đã khiến các nhà băng lớn hơn thận trọng hơn.
Một mối lo ngại khác là dự đoán PBOC có thể sớm thu lại các biện pháp kích thích khẩn cấp đã được triển khai trong thời gian trước để hỗ trợ nền kinh tế chống lại đại dịch. Các dữ liệu kinh tế gần đây đều nghiêng về khả năng này, với chỉ số sản xuất tăng mạnh hơn dự đoán trong tháng 11. Tháng trước Phó Thống đốc PBOC Liu Guoqiang cũng nói rằng thu hồi lại chính sách nới lỏng tiền tệ "chỉ là vấn đề thời gian và đó cũng là điều cần thiết".
Điều đó có nghĩa là mặc dù PBOC bơm 30 tỷ USD vào thị trường thông qua công cụ cho vay trung hạn hôm thứ 2 vừa qua (tuần trước cũng đều đặn bơm thanh khoản vào thị trường mỗi ngày), số này là không đủ để ngăn hệ thống tài chính Trung Quốc rung lắc.
Larry Hu, chuyên gia kinh tế tại Macquarie Bank ở Hong Kong, nhận định chi phí đi vay ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên, khiến cho lợi suất trái phiếu chính phủ và lãi suất liên ngân hàng tiếp tục ở mức cao trong ngắn hạn.
"Sang năm có thể có nhiều vụ vỡ nợ hơn trong bối cảnh Trung Quốc thắt chặt chính sách và tăng trưởng giảm tốc", ông nói.
Tham khảo Bloomberg