Mất ăn mất ngủ vì trót đầu tư vào các công ty bất động sản, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc cầu cứu chính phủ
Người biểu tình tập trung tại tòa nhà trụ sở Evergrande ở Thâm Quyến, vào ngày 15/9. [ Nhiếp ảnh gia: Noel Celis / AFP / Getty Images]
Những nhà phát triển bất động sản phần nhiều phụ thuộc vào thị trường ngân hàng ngầm (shadow banking market) trị giá 13 nghìn tỷ đô la của Trung Quốc hiện đang phải vật lộn để trả nợ cho những nhà đầu tư cá nhân.
- 09-11-2021Trung Quốc: Cơn bán tháo từ vụ Evergrande lan sang cả Tencent và một số ngân hàng
- 31-10-2021Ngoài Evergrande, vẫn có các nhà phát triển bất động sản khác ở Trung Quốc đứng trước bờ vực phá sản, thậm chí mức độ vỡ nợ còn “thảm” hơn
- 29-10-2021Bị buộc dùng tiền túi trả nợ cho Evergrande, tài sản của tỷ phú Hứa Gia Ấn đang ở đâu?
Bên ngoài tòa nhà chính phủ - nơi người dân có thể trình khiếu nại lên chính quyền địa phương, đám đông đang la ó: "Mở cổng".
Ở Bắc Kinh vào cuối tháng 10 vừa rồi, một sự kiện đã trở thành tâm điểm của sự phẫn nộ: những rắc rối về tài chính của công ty phát triển BĐS China Oceanwide Holdings đã vượt ra ngoài phạm vi công ty, lan ra các sàn giao dịch chứng khoán, và giờ đây nó còn có ảnh hưởng đến cả đời sống thường nhật ở thủ đô Trung Quốc.
Những điều xảy ra với gã khổng lồ đang trên bờ vực phá sản Evergrande đã bắt đầu lan rộng. Có ít nhất bốn nhà phát triển BĐS huy động vốn nhờ phát hành các khoản đầu tư có cấu trúc phức tạp cho hàng chục nghìn nhà đầu tư Trung Quốc thông qua các đơn vị quản lý tài sản đã thông báo tin xấu: Rất tiếc, chúng tôi không thể trả tiền đúng hạn.
Sự phẫn nộ của người dân đối với các công ty này cũng như các cơ quan chính phủ đang ngày một gia tăng.
Mới đây nhất, một tin nóng đã gây xôn xao dư luận, khi công ty TNHH Kaisa Group Holdings thất hẹn thanh toán những sản phẩm đầu tư mà công ty này đã đảm bảo. Nổi tiếng toàn cầu sau khi trở thành công ty bất động sản đầu tiên của Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu USD năm 2015, công ty này cho biết họ đang phải đối mặt với áp lực thanh khoản "chưa từng có".
Sự rạn nứt của thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến cho không chỉ những người chủ sở hữu ngôi nhà mà thậm chí những nhà đầu tư đã mua các sản phẩm quản lý tài sản (hay còn gọi là WMP) của các công ty này phải lo lắng. Những công ty đã lỡ hẹn thanh toán hoặc buộc phải thay đổi lịch đáo hạn này đang mắc nợ ít nhất là 70 tỷ NDT.
Tiền từ các quỹ tín thác của Trung Quốc đang được đổ vào bất động sản và những tập đoàn đang thiếu vốn. Nguồn: Hiệp hội Ủy thác Trung Quốc
Do đó, Chính phủ Trung Quốc càng gặp nhiều khó khăn trong việc hạn chế tình trạng vay nợ liều lĩnh của các công ty BĐS. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh có thể sẽ thực hiện chiến dịch đàn áp trở lại. Ngay khi các phương tiện truyền thông nhà nước cho biết nước này sẽ nới lỏng các lệnh kiểm soát vốn, trái phiếu của những công ty BĐS bị đánh giá thấp đã bắt đầu tăng trưởng trở lại từ mức giá thấp kỷ lục, mặc dù những loại trái phiếu này vẫn đang được đánh giá là có nguy cơ vỡ nợ cao.
Mặc dù không có cuộc biểu tình nào về vấn đề này biến thành bạo động, nhưng ở một quốc gia hiếm khi có bất đồng chính kiến như Trung Quốc, việc xảy ra những cuộc biểu tình quy mô nhỏ cũng là một điều đáng lưu ý. Tại Thâm Quyến và cả ở Thẩm Dương (tỉnh giáp ranh Triều Tiên) hàng trăm nhà đầu tư đã xông vào trụ sở của cả hai tập đoàn Evergrande và Kaisa trong giận dữ.
Những nhà phát triển BĐS đã cố gắng xoa dịu các nhà đầu tư rằng họ nhất định sẽ trả nợ, nhưng những chủ nợ của Oceanwide cho biết công ty này đã thất hẹn trả nợ ngay cả khi đã đến kỳ đáo hạn sửa đổi. Các nhà đầu tư đang hy vọng rằng chính phủ sẽ giúp họ can thiệp trong vấn đề này.
Mikala Xiao cho biết khoản đầu tư của gia đình cô được thực hiện thông qua một đơn vị của Oceanwide: " Oceanwide đang gặp phải vấn đề lớn tương tự Evergrande. Họ không hề quan tâm mặc cho chúng tôi có yêu cầu giải quyết thế nào đi nữa". Mặc dù đang ở Đan Mạch, Xiao vẫn tham gia nhóm WeChat của các nhà đầu tư để vận động các cơ quan chức năng tìm ra giải pháp. Cô nói "Chúng tôi đã thử tất cả mọi cách nhưng không thể khiến chính phủ hành động. Mấy tháng rồi, tôi không thể ngủ ngon".
Từ nhiều năm nay, các cơ quan quản lý đã thắt chặt quy định với WMP và hệ thống ngân hàng ngầm trị giá lên đến 13 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Gần đây, chính quyền nước này đã thắt chặt chính sách nhằm loại bỏ các sản phẩm đầu tư có liên kết với những công ty BĐS từ tận gốc rễ. Hai người thạo tin về vấn đề này cho biết: đầu năm nay, các nhà chức trách đã cấm các sàn giao dịch OTC trong nước phát hành WMP có liên kết với các công ty bất động sản.
Dữ liệu từ Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết tính đến tháng 7/2019, các sàn giao dịch OTC còn tồn đọng khoảng 852 tỷ nhân dân tệ WMP, ít nhất một nửa trong số WMP này là của các nhà phát triển BĐS.
Giá trị của những sản phẩm ủy thác có liên kết với các công ty BĐS giảm giá trị theo từng quý kể từ năm 2019. Nguồn: Hiệp hội Ủy thác Trung Quốc
Điều này xảy ra ngay sau khi những sản phẩm liên kết với các công ty BĐS có giá hơn 2.000 tỷ NDT được phát hành bởi các quỹ tín thác. Theo những người thạo tin, không một vụ vỡ nợ nào được tiết lộ công khai trong năm nay dù nhiều quản lý quỹ đã phải tự bỏ tiền túi, trên danh nghĩa của Evergrande để trả nợ cho những nhà đầu tư.
Ông Wei Xionggiáo sư kinh tế tại Đại học Princeton, cho biết: Những vấn đề liên quan đến các khoản vay ngầm không hề dễ dàng giải quyết, ngoài ra nó còn mang đến cho những nhà chức trách Trung Quốc nhiều rắc rối tiềm tàng hơn cả làn sóng vỡ nợ của các nhà phát triển BĐS đối với trái phiếu ở nước ngoài. Việc cứu trợ các công ty phát hành WMP có thể bị coi là kẽ hở để các tỷ phú khai thác sâu vào các góc khuất của thị trường nợ Trung Quốc, trong khi nếu để mặc những công ty này phá sản có thể làm gia tăng thiệt hại của những nhà đầu tư trung lưu và cao tuổi - những người thường mua các sản phẩm tài chính này.
Xiong nói: "Sự tham gia của số lượng lớn những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng khiến cho các nhà chức trách càng gặp nhiều khó khăn hơn".
Trong nhiều năm trời, các công ty BĐS thường bán các sản phẩm đầu tư cho những nhân viên các công ty này và thành viên trong gia đình họ với mục đích tiết kiệm. Đây là công cụ gọi vốn quan trọng được hầu hết các công ty bất động sản tư nhân lớn sử dụng, nhất là khi chính quyền trung ương Trung Quốc tăng cường giám sát ngành này bằng cách thắt chặt điều kiện vay ngân hàng của các công ty BĐS.
Các loại WMP đã đăng ký trên các sàn giao dịch OTC sẽ do chính quyền cấp tỉnh và thành phố giám sát. Những sản phẩm này thường có lợi nhuận cao gấp nhiều lần lãi suất tiền gửi nhờ do sử dụng dòng tiền từ việc bán bất động sản để trả lãi.
Một người thạo tin cho biết, các cơ quan quản lý hiện đang muốn loại bỏ tất cả những WMP hiện tại ra khỏi các sàn giao dịch. Người này cho biết cuối năm nay, mỗi tỉnh của Trung Quốc có thể sẽ chỉ để lại duy nhất một loại tài sản tài chính.
Trong một cuộc gọi ngày 4/11, Phó chủ tịch công ty Kaisa, Mai Fan, nói với các nhà đầu tư nhỏ lẻ rằng vào cuối tháng 10 vừa rồi, công ty đã ngừng thanh toán cho những sản phẩm mà công ty này đã đảm bảo. Bài phát biểu này diễn ra sau khi hàng trăm người biểu tình giận dữ xông vào trụ sở của công ty rồi tới một khách sạn gần đó để yêu cầu các giám đốc điều hành của Kaisa trả nợ. Ông Kwok Ying Shing - Chủ tịch công ty đã cam kết sẽ giải quyết toàn bộ các vấn đề của những nhà đầu tư vì công ty "có khả năng và phương pháp để trả nợ."
Trong tuần này, công ty mẹ của công ty Yango Group (có trụ sở tại Thượng Hải) cũng đề nghị hoãn thanh toán cho các sản phẩm tài chính sau khi trễ hẹn khoản thanh toán vào đầu tháng. Bloomberg News đưa tin: Theo biên bản cuộc họp với đại diện của các nhà đầu tư, chi nhánh của công ty này đã phát hành khoảng 20 tỷ NDT các loại WMP.
Cũng như nhiều nhà đầu tư WMP khác, Xiao vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem tiền của gia đình cô hiện tại ở đâu. Cô cho biết công ty con của Oceanwide - Minsheng Wealth Management Co., đã trễ hẹn trả nợ cho những sản phẩm tài chính mà cô và em gái đang nắm giữ với trị giá khoảng 6 triệu NDT
Vào tháng 5, Xiao lẽ ra đã được trả nợ, tuy nhiên thay vì thế cô lại được gửi thông báo thay đổi kế hoạch thanh toán. Sau đó, công ty này thông báo rằng việc thanh toán bị chậm trễ do thủ tục bán chi nhánh IDG trị giá 1,3 tỷ đô la của Oceanwide cho Tập đoàn Blackstone vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất.
Công ty Oceanwide do tỷ phú Lu Zhiqiang làm chủ tịch đang phải chịu áp lực trên nhiều mặt. Những chủ nợ ở nước ngoài gần đây đã tịch thâu cổ phần của công ty này ở dự án xây dựng tòa nhà chọc trời ở San Francisco sau khi công ty này trễ hẹn thanh toán.
Cuối cùng, vào tháng trước những người biểu tình ở Bắc Kinh đã gửi được đơn khiếu nại Oceanwide, nhưng những nhà chức trách sẽ phản ứng như thế nào với vấn đề này thì vẫn còn chưa rõ ràng.
Xiao nói: "Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra và cần bao lâu để chúng tôi có thể lấy lại tiền."