MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các nhà hàng cấm khách mang đồ ăn thừa về là lãng phí, keo kiệt ư? Sai rồi, có họ lý cả đó!

17-08-2019 - 21:30 PM | Sống

Ở những nhà hàng càng lớn, càng sang trọng thì việc cấm khách mang đồ ăn thừa về càng được thắt chặt hơn.

Trước khi tìm hiểu lý do tại sao, có hai tình huống thực tế mà chúng ta nên đọc để biết về trường hợp các nhà hàng không để khách mang đồ ăn thừa về.

Câu chuyện 1

Trong một lần dùng bữa tại nhà hàng 2 sao Michelin ở Mayfair, Anh, cô gái Luisa Gottardo đã bị sốc vì cách hành xử của nhân viên phục vụ. Khi cô kết thúc bữa ăn bằng món Risotto (món cơm kiểu Italy) và không ăn hết đồ ăn trong đĩa, với tâm lý tiết kiệm, cô yêu cầu nhà hàng gói những thứ còn thừa vào hộp để mang về. Nhưng những gì cô nhận lại chỉ là cái lắc đầu, khi cô phàn nàn với quản lý, anh ta cũng thẳng thừng tiễn cô ra cửa, và bảo rằng quy định của nhà hàng không cho phép khách đem đồ ăn thừa về.

Các nhà hàng cấm khách mang đồ ăn thừa về là lãng phí, keo kiệt ư? Sai rồi, có họ lý cả đó! - Ảnh 1.

Câu chuyện 2

Ian Hogan và con gái dùng bữa tối tại một khách sạn cao cấp ở Hunter Valley, Australia. Khi con gái không ăn hết suất mỳ ống, anh đã yêu cầu gói lại để mang lên phòng, nhưng nhân viên bồi bàn từ chối ngay khi người cha vừa dứt lời. "Chúng tôi phải trả 400 USD/ 1 đêm ở đây, và món mì ống có giá 12 USD. Con bé mới chỉ ăn một hai miếng. Tôi yêu cầu được gặp quản lý và người này cũng từ chối đề nghị đóng gói đồ ăn mang về của tôi", Ian kể lại.

Các nhà hàng cấm khách mang đồ ăn thừa về là lãng phí, keo kiệt ư? Sai rồi, có họ lý cả đó! - Ảnh 2.

Luisa và Ian cũng không phải là những thực khách đầu tiên bị từ chối yêu cầu mang đồ ăn thừa về. Dù cho có hụt hẫng đi chăng nữa nhưng đây là những quy định ở các nhà hàng và chúng hoàn toàn hợp lý.

Vì sao ư? Hãy nghe lý giải từ chính các vị bếp trưởng.

"Nếu đầu bếp đang nấu món gì đó trong một nhà hàng có tiếng tăm, thậm chí gắn sao Michelin, tôi tin rằng anh ấy muốn khách ăn ngay tại chỗ để có thể thưởng thức hương vị trọn vẹn nhất. Hơn thế nữa, các đầu bếp và quản lý nhà hàng luôn lo lắng nếu khách hàng đem đồ ăn về thì họ không thể kiểm soát chất lượng món ăn nữa, ai mà biết được những chuyện nghiêm trọng nào có thể xảy ra chứ?", Russell Norman - người đứng đầu chuỗi nhà hàng Polpo nổi tiếng ở Anh cho biết.

Các nhà hàng cấm khách mang đồ ăn thừa về là lãng phí, keo kiệt ư? Sai rồi, có họ lý cả đó! - Ảnh 3.

Như vậy, có thể hiểu là các nhà hàng càng sang trọng thì càng chú ý đến việc thưởng thức bữa ăn của khách, họ e ngại việc khách dùng bữa không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và cả danh tiếng nhà hàng nếu có điều không mong muốn xảy ra.

Bên cạnh đó, bếp tưởng Norman cũng nói thêm: "Ai cũng nghĩ những món ăn được chế biến, nấu chín kỹ thì vô hại. Nhưng vi khuẩn ngoài môi trường có thể bám vào suất ăn, phát triển nhanh và gây ra ngộ độc thực phẩm". Nghe có vẻ lo xa nhưng nếu khách thực sự đem đồ ăn về nhà và không biết cách bảo quản đúng, vi khuẩn có thể sinh sôi, dẫn đến khi ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

Nếu chuyện đó xảy ra thì ai phải chịu trách nghiệm? Tất nhiên là nhà hàng rồi, bao bì, hoá đơn còn đủ cả! Nhưng lỗi thì lại hoàn toàn do sự thiếu cẩn trọng của khách hàng. Ngoài việc phải bồi thường tiền viện phí cho khách, các nhà hàng còn lo lắng hơn là khi tin tức này lan ra ngoài, hay bị “bóc phốt” trên MXH, công việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn.

Các nhà hàng cấm khách mang đồ ăn thừa về là lãng phí, keo kiệt ư? Sai rồi, có họ lý cả đó! - Ảnh 4.
Các nhà hàng cấm khách mang đồ ăn thừa về là lãng phí, keo kiệt ư? Sai rồi, có họ lý cả đó! - Ảnh 5.
Các nhà hàng cấm khách mang đồ ăn thừa về là lãng phí, keo kiệt ư? Sai rồi, có họ lý cả đó! - Ảnh 6.

Thế nên, các nhà hàng lớn thà mang tiếng keo kiệt, lãng phí thực phẩm còn hơn là để khách đem đồ ăn thừa về và không thể kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Dẫu vậy, mỗi nơi đều có quy định riêng, tuỳ vào cách hành xử, văn hoá, truyền thống ẩm thực quốc gia. Nhưng nhìn chung đi ăn nhà hàng thì tốt nhất chúng ta nên tuân thủ theo quy định của họ, gọi đồ vừa đủ và ăn hết phần của mình, như thế là vừa đỡ lãng phí cho mình, lại vừa đỡ khó xử cho nhà hàng.

Nguồn: USC News.

Theo Gia Hiển

Helino

Trở lên trên