Các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc: Virus corona sẽ không thể bị xóa sổ, trở lại hàng năm
Theo các nhà khoa học hàng đầu của Trung Quốc, virus corona chủng mới gây bệnh Covid-19 sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn và tái xuất hàng năm giống như cúm mùa.
- 28-04-2020Tiết lộ bất ngờ về ca tử vong đầu tiên do Covid-19 tại Mỹ
- 28-04-2020Quốc gia đầu tiên tuyên bố chiến thắng Covid-19
- 28-04-2020Viễn cảnh hậu Covid-19 đối với các nước giàu: Ngập chìm trong nợ!
- 28-04-2020Cận cảnh ma trận những "cỗ máy in tiền": Khi dịch COVID-19 biến Trung Quốc thành "miền Tây hoang dã"
- 28-04-2020Covid-19 ngày 28/4: Mỹ có hơn 1 triệu người nhiễm; hơn 700 người Iran chết do uống cồn vì tin rằng có thể giết chết virus corona
Không chỉ ở Trung Quốc, các nhà khoa học trên toàn thế giới đang ngày càng đồng thuận hơn trong nhận định Covid-19 sẽ không biến mất hoàn toàn. Có họ hàng gần gũi với SARS, dịch bệnh từng reo rắc nỗi kinh hoàng trên toàn cầu 17 năm trước, Covid-19 dường như sẽ trở thành loại cúm theo mùa, xuất hiện hàng năm chứ không bị xóa sổ hoàn toàn.
Rất nhiều người nhiễm Covid-19 không thể hiện các triệu chứng rõ ràng như ho hay sốt cho thấy dịch bệnh này không làm người bệnh dễ tử vong như SARS. Tuy nhiên, chính nhóm mắc bệnh không triệu chứng này khiến việc xóa sổ hoàn toàn dịch bệnh gặp những khó khăn.
Với SARS, hầu hết những người nhiễm đều có tình trạng bệnh tình nặng. Tuy nhiên, nếu những người này được cách ly, virus sẽ ngừng lây lan. Ngược lại, Trung Quốc phát hiện hàng chục trường hợp nhiễm bệnh mà không có bất cứ triệu chứng nào, điều khiến nỗ lực kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều thách thức.
Jin Qi, Giám đốc viện nghiên cứu sinh học tại Học viện Y khoa Trung Quốc, cho biết: "Điều này giống như là Covid-19 là loại dịch bệnh sẽ tồn tại lâu dài với loài người và sẽ xuất hiện theo mùa hàng năm".
Quan điểm này đang ngày càng nhận được sự đồng thuận nhiều từ các chính phủ và các nhà nghiên cứu trên quy mô toàn cầu rằng Covid-19 sẽ không biến mất. Hiện tại, các biện pháp bế quan tỏa cảng nhằm ngăn chặn virus đang gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế khi cả thế giới lâm vào tình cảnh đình trệ.
Một số chuyên gia y tế cộng đồng lại kêu gọi để virus nay lây lan một cách có kiểm soát ở những quốc gia có dân số trẻ như Ấn Độ. Trong khi đó, một số nước như Thụy Điển lại từ chối phong tỏa đất nước để ngăn dịch bệnh lây lan.
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết Covid-19 có thể trở thành một căn bệnh theo mùa bởi một số quốc gia ở nam bán cầu đang có người nhiễm bệnh. Khu vực này đang bước vào mùa đông.
Hiện tại, Covid-19 đã lây lan cho hơn 3 triệu người và làm 210.000 người thiệt mạng. Nó chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là đại dịch toàn cầu từ vài tháng trước.
Trong khi một số người bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng rằng virus sẽ lây lan chậm lại khi nhiệt độ các nước ở bán cầu bắc bước vào mùa hè, các chuyên gia Trung Quốc lại cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh điều này.
Wang Guiqiang, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Đại học Peking, cho biết: "Virus rất nhạy cảm với nhiệt độ và khi nó tiếp xúc với nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút, nó sẽ chết. Dẫu vậy, thời tiết sẽ chẳng bao giờ nóng tới 56 độ C ngay cả trong mùa hè. Chính vì thế, thời tiết ngăn chặn virus lây lan là rất nhỏ".
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19