MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các quỹ đầu tư nghìn tỷ USD đang xâu xé những đối thủ yếu hơn

02-11-2018 - 13:19 PM | Tài chính quốc tế

Các nhà quản lý quỹ lớn đều tăng thị phần, "bóp nghẹt" những công ty đối thủ có quy mô nhỏ hơn.

Tin tốt dành cho ngành quản lý nhóm quỹ tài sản đó là khối tài sản có sẵn đã tăng gần 16% lên con số kỷ lục là 94 nghìn tỷ USD vào năm ngoái, đây là tốc đọc tăng nhanh nhất trong gần một thập kỷ.

Còn tin xấu ở đây, ít nhất là dành cho những quỹ không thuộc "câu lạc bộ 1 nghìn tỷ", đó là 20 công ty hàng đầu thế giới đang nâng thị phần của họ lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Các quỹ đầu tư nghìn tỷ USD đang xâu xé những đối thủ yếu hơn - Ảnh 1.

20 công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới nắm giữ quỹ ít nhất 1 nghìn tỷ USD

Theo một bản báo cáo của công ty tư vấn Willis Towers Watson, những công ty xếp hạng ở khoảng giữa của ngành công nghiệp này đang bị "bóp nghẹt" nhiều hơn bao giờ hết. Những công ty lớn đã tăng thị phần của họ lên 43,3%, từ mức 38,3% trong thập kỷ qua. Hầu như tất cả động thái này đều đến từ sự sụt giảm tương ứng của những công ty xếp thứ 51 đến 250, những công ty mà thị phần của họ đã giảm xuống còn 28,2% từ 33,6%.

Được xếp cùng một nhóm, 20 doanh nghiệp đứng đầu đã tăng tài sản đang quản lý của mình lên hơn 18% để kiểm soát gần 41 nghìn tỷ USD của cả thị trường, và mỗi công ty trong "câu lạc bộ" này kiểm soát ít nhất 1 nghìn tỷ USD. Trong 8 trên 10 năm qua, sự phát triển của "câu lạc bộ" này đã áp đảo danh sách gồm 500 công ty. Tỷ lệ phát triển của những công ty này là 4,6%, so với 3,1% các thành viên khác thuộc nhóm 500 công ty. Và BlackRock, là công ty lớn nhất, đã nâng tài sản của mình lên hơn 1/5 vào năm 2017.

Các quỹ đầu tư nghìn tỷ USD đang xâu xé những đối thủ yếu hơn - Ảnh 2.

Các công ty thuộc "top 20" đều tăng thị phần vào năm ngoái

Nghiên cứu được đưa ra trong một bản báo cáo của công ty tư vấn Bain & Co cho thấy rằng các công ty đang quản lý một nửa tài sản của thế giới đang đối mặt với một "thung lũng tử thần". Sự phân nhánh đang đến gần giữa những công ty nhỏ cung cấp các dịch vụ đầu tư mang tính chuyên gia và các công ty lớn khai thác kinh tế quy mô nhằm ngăn chặn những mức chi phí thấp nhất, đồng thời tăng chi phí điều tiết. Những công ty đứng ở giữa sẽ phải sáp nhập hoặc không thể tồn tại.

Mặc dù việc hợp nhất đã bị hạn chế và các công ty đã ký kết thoả thuận lại không được đánh giá cao cho những nỗ lực của họ, ví dụ sự thương vụ sáp nhập của Janus Capital Group và Henderson Group, Standard Life và Aberdeen Asset Management và Amudi SA mua lại Pioneer Investment vào năm ngoái đã không giúp những công ty này tránh khỏi mỗi lo ngại của các nhà đầu tư về triển vọng của ngành công nghiệp này.

UBS Group muốn mở rộng hoạt động kinh doanh quản lý tài sản của mình, thông qua việc mua lại hoặc liên doanh, theo hãng Bloomberg News đưa tin vào hôm thứ Ba. Trong tháng này, Invesco đã đồng ý mua lại quỹ OppenheimerFunds từ Công ty bảo hiểm nhân thọ Massachusetts Mutual Life với 5,7 tỷ USD. Điều này đã thuyết phục được Ken Jacobs, CEO của Lazard, nói rằng ông sẽ cân nhắn bán bộ phận quản lý tài sản của công ty trị giá 240 tỷ USD với mức giá hợp lý.

Và đó chính là sự "ngược đời". Giá cổ phiếu của các nhà quản lý quỹ đều lao dốc vào năm nay. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là số tiền bỏ ra cho thương vụ mua lại bị giảm sút nhiều. Đồng thời, không có ai muốn trở thành một người bán ra với sự đau khổ. Đó là tình huống đầy mất mát.

Cuối cùng thì, những công ty có quy mô tầm trung sẽ tiếp tục mất thị phần vào tay những "người anh em" lớn hơn.

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên