Cách Jeff Bezos đưa ra quyết định để không bao giờ hối tiếc
Khuôn khổ giảm thiểu sự hối tiếc và cách Jeff Bezos đưa ra quyết định
- 11-04-2021‘Đừng chỉ vì cảm thấy mệt vào buổi sáng thứ 2 mà quyết định bỏ việc’: Jeff Bezos nói người thành công thường đưa ra hai loại quyết định này
- 02-04-2021Để biến Amazon thành đế chế bán lẻ, tỷ phú Jeff Bezos cũng phải vận dụng không ít chiến thuật cân não: Đối thủ chẳng có gì đáng sợ, khách hàng mới là trên hết
- 26-03-2021Chiến lược làm giàu của tỷ phú kiếm được nhiều tiền hơn Elon Musk và Jeff Bezos
Jeff Bezos đã nảy ra một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng ông vẫn chưa dám thực hiện nó.
Dẫu vậy, ông không ngại nói với mọi người kể cả sếp về ý định của mình. Ông nói muốn thành lập một cửa hàng trực tuyến để bán sách. Cấp trên rất hào hứng nhưng vẫn nói ông nên suy nghĩ lại. Rằng dù sao ông cũng có một công việc tuyệt vời rồi, tại sao phải khởi nghiệp?
Vì thế, Bezos đã dành 48 giờ để suy nghĩ, nhưng ông cần một phương pháp giúp mình đưa ra quyết định. Ông cần một mô hình tư duy để đưa ra một câu trả lời đúng đắn.
Mô hình tư duy là một cách để suy nghĩ về thế giới xung quanh, là cách chúng ta phản ứng và đưa ra quyết định với những sự việc ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Không có mô hình duy nhất nào phù hợp với tất cả mọi người, vì thế điều quan trọng là phải hiểu những gì phù hợp với bản thân. Bạn cần hiểu cách bạn nhìn nhận mọi thứ và những gì bạn ưu tiên. Hơn nữa, các mô hình khác nhau phù hợp trong các tình huống khác nhau.
Đối với Bezos, mô hình mà ông sử dụng cho loại quyết định này là Khung giảm thiểu sự hối tiếc. Dù khá đơn giản, nhưng nó đã hối thúc ông hành động theo ý tưởng mình đã ấp ủ trong một thời gian, giúp quyết định khó khăn trở nên dễ dàng.
Tất cả bắt đầu với một câu hỏi: Trong X năm nữa, liệu tôi có hối hận vì đã không làm điều này?
Dựa trên ý tưởng dự đoán bản thân trong tương lai và nhìn lại từ góc độ đó. Bezos đã nghĩ đến khi ông 80 tuổi và liệu bản thân có hối hận khi không thành lập công ty hay không. Có hoặc không. Và câu trả lời khá rõ ràng.
Như Bezos đã nói:
Tôi biết rằng khi tôi 80 tuổi, tôi sẽ không hối hận vì đã thử. Tôi sẽ không hối hận khi cố gắng chen chân vào dịch vụ Internet – điều mà tôi nghĩ rằng tương lai sẽ là một phi vụ lớn. Tôi biết rằng mình sẽ tiếc vì không làm thử chứ không phải vì thất bại.
Tôi thích mô hình này vì một vài lý do. Đầu tiên, nó buộc bạn phải suy nghĩ xa hơn. Vượt qua tất cả những nỗi sợ hãi và nghi ngờ mà bạn có thể gặp phải. Thay vào đó, bạn hướng về tương lai và đánh giá mọi thứ dưới góc độ ấy.
Điều này phô bày quyết định dưới một góc độ hoàn toàn mới. Một góc độ mà nỗi sợ hãi và những nghi ngờ không còn nhiều liên quan đến kế hoạch tổng quát. Điều này đã phát huy tác dụng với Bezos.
Thứ hai, đây là một mô hình có thể được sử dụng trong suốt cuộc đời, bất cứ khi nào phải đối mặt với những quyết định khó khăn đè nặng lên vai. Đây là một công cụ để tận dụng khi bạn không chắc làm gì để đem lại hiệu quả.
Mặc dù Khung Giảm thiểu Sự hối tiếc có thể không phù hợp với bạn, nhưng có một số mô hình tư duy trong bộ công cụ của mình là một điều cần thiết. Chúng giúp bạn hành động, đưa ra những quyết định khó và tiến tới một cuộc sống phù hợp với lý tưởng của mình.
Khó có thể bàn cãi về kết quả của một mô hình tư duy. Vì vậy, hãy thử khung giảm thiểu hối tiếc hoặc một trong nhiều mô hình tư duy khác để lựa chọn những gì phù hợp với bạn và lý do tại sao.
Doanh nghiệp và tiếp thị