Cách phân biệt dấu hiệu của bệnh thông thường với ung thư bạn nhất định phải biết
Trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết giúp chúng ta chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh ung cũng như có cách đối phó với bệnh.
- 26-05-201710 lời khuyên phòng tránh ung thư của Tiến sĩ Mỹ: Nếu làm đủ, nguy cơ ung thư giảm tới 50%
- 23-05-2017Từ ung thư đến cơ thể cường tráng: Bí quyết đơn giản của chàng trai sinh năm 1995
- 23-05-2017Đổ mồ hôi ban đêm, dấu hiệu ung thư không thể bỏ qua
- 21-05-2017Nếu ai trong chúng ta cũng làm được những điều này, ung thư sẽ không còn "đất" sống
Trong buổi livestream với Trí Thức Trẻ ngày 26/5, GS. TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc bệnh viện K Trung ương đã đề cập đến cách phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư và phân biệt giữa biểu hiện của các bệnh thông thường với ung thư.
Theo Giáo sư, ung thư không có dấu hiệu riêng. Thông thường, khi phát hiện ra các biểu hiện cụ thể thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Để phân biệt được các dấu hiệu báo động của bệnh thông thường và ung thư, GS. TS Nguyễn Bá Đức khuyên chúng ta nên chú ý đến sức khỏe của bản thân hàng ngày.
Những dấu hiệu của bệnh thông thường sẽ khỏi sau một thời gian điều trị. Còn bệnh ung thư, các dấu hiệu sẽ kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ví dụ như nếu bạn bị viêm họng, ho khan thì bệnh sẽ thuyên giảm khi điều trị bằng kháng sinh, thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau một tuần. Nhưng nếu các triệu chứng ho, đau họng kéo dài dai dẳng hơn nữa, nó là dấu hiệu bất thường mà bạn không được bỏ qua. Khi đó, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chuyên sâu, soi khối u phổi, soi phế quản hoặc thực hiện sinh thiết nếu cần thiết.
Bệnh ho thông thường sẽ thuyên giảm nhanh khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Còn dấu hiệu của bệnh ung thư thì kéo dài và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đối với bệnh nhân phát hiện ra to lá lách, bác sĩ có kinh nghiệm sẽ ra soát lại tiền sử bệnh án của bệnh nhân để xác định nguyên nhân gây to lá lách. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh về máu: huyết tán, bệnh sốt rét thì lá lách to là một hệ quả thường gặp. Sau khi loại trừ các phương án có thể vẫn không xác định được nguyên nhân dẫn đến lá lách to, thì bệnh nhân nên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để sớm chẩn đoán các bệnh liên quan, có thể là ung thư.
Theo GS Nguyễn Bá Đức, 80% bệnh ung thư có nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, 20% do cơ thể tự phát sinh. Vì thế, mỗi chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh ung thư bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, làm sạch môi trường sống, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây ung thư và thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe.
Luôn chú ý đến tình trạng cơ thể, phát hiện sớm các triệu chứng, ung thư cũng như các bệnh khác, nếu có thể phát hiện bệnh sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh và kéo dài sự sống sẽ rất cao.