Cái mác "Swiss-Made" và cuộc cách mạng của ngành đồng hồ Thụy Sĩ
Goldgena Project là một thương hiệu có ngân sách rất hạn hẹp, được mở ra bởi nhà thiết kế 40 tuổi Claudio D' Amore. Thương hiệu này chủ yếu lấy các bộ phận nhập bên ngoài Thụy Sĩ để làm ra những chiếc đồng hồ cơ.
- 24-06-2016Dịch vụ cho thuê đồng hồ luxury, xu thế của kinh tế chia sẻ
- 21-06-2016Từ chỗ không có đủ tiền để mua 1 chiếc Rolex, chàng trai 31 tuổi đã xây dựng cả một hãng đồng hồ triệu đô
- 28-04-2016Rolex đã trở thành ông vua đồng hồ như thế nào?
Goldgena là một công ty khởi nghiệp với mục đích xác minh xuất xứ của những chiếc đồng hồ được bán ra ngoài thị trường như đồng hồ Thụy Sĩ liệu có phải chính thống hay không.
Khi mà những người sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang gặp phải nhiều trở ngại bên ngoài như đồng franc tăng giá, nhu cầu tiêu dùng đồng hồ Thụy Sĩ của người châu Á giảm dần và sự xuất hiện của những chiếc đồng hồ thông minh thì sự cạnh tranh đến từ chính thị trường nội địa đang là mối đe dọa mới nhất.
Goldgena Project là một thương hiệu có ngân sách rất hạn hẹp, được mở ra bởi nhà thiết kế 40 tuổi Claudio D' Amore. Thương hiệu này chủ yếu lấy các bộ phận nhập bên ngoài Thụy Sĩ để làm ra những chiếc đồng hồ cơ. Anh cho biết những bộ phận nhập từ Châu Á giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và hầu hết những chiếc đồng hồ đó được giao bán dưới 'mác' "Swiss- Made" với giá dưới 2.500 francs (2.500 USD)
"Swiss Made" là xác nhận chính thức của chính phủ cho một chiếc đồng hồ được tạo ra chủ yếu từ các bộ phận sản xuất và lắp ráp tại Thụy Sĩ. Những người thợ đồng hồ được phép gọi những chiếc đồng hồ của họ là Swiss-Made nếu như những chiếc đồng hồ đó được lắp ráp trong nước và ít nhất một nửa trong tổng số bộ phận hoạt động của nó nhập từ Thụy Sĩ. Năm tới đây, những điều kiện mới được đưa ra sẽ đòi hỏi ít nhất 60% chi phí sản xuất của toàn bộ chiếc đồng hồ bao gồm cả dây đeo lẫn vỏ đều phải thuộc Thụy Sĩ.
Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của D'Amore tại trung tâm thành phố Lausanne, anh đã thẳng thừng tuyên bố "Làm gì có đồng hồ chuẩn Thụy Sĩ (Swiss Made)". Nhà thiết kế gốc Ý-Thụy Sĩ này đã dành 13 năm để thiết kế nên những chiếc đồng hồ cho các thương hiệu nổi tiếng như TAG Heuer, Parmigiani Fleurier và Montblanc.
Công ty Goldgena đang khảo sát xem liệu người tiêu dùng có còn yêu thích những chiếc đồng hồ đến từ Thụy Sĩ. Việc tính toán lại quá trình sản xuất có thể giúp cắt giảm hơn một nửa giá thành của những chiếc đồng hồ. Goldgena đang có kế hoạch bán ra những chiếc đồng hồ tự động với giá chỉ từ 700 USD trở lên, thấp hơn rất nhiều so với giá khởi điểm 4.000 USD của các mẫu đồng hồ Rolex. Goldgena cho biết sử dụng các chính sách như nhập các bộ phận lấy từ Nhật Bản, lắp ráp tại Trung Quốc và không sử dụng môi giới trung gian giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Ngành công nghiệp đồng hồ có tuổi đời 40 năm của nước này dạo gần đây đang đối mặt với nhiều khó khăn. Suốt trong vòng 10 tháng xuất khẩu đã giảm sút đáng kể.
Mỗi năm, Thụy Sĩ sản xuất khoảng 2,5% lượng đồng hồ trên toàn thế giới nhưng doanh thu từ những chiếc đồng hồ chính hiệu Thụy Sĩ chỉ chiếm hơn một nửa trong thị trường tiêu thụ đồng hồ lên tới giá trị 38 tỉ franc của họ bởi vì đồng hồ Swiss-Made (đồng hồ chuẩn Thụy Sĩ) có giá cao hơn, theo lời ông Rene Weber tại Ngân Hàng Vontobel AG.
Ba công ty chuyên sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đó là Swatch Group AG (đang sở hữu những nhãn hiệu như Omega và Longines), Richemont với các tên tuổi như Cartier và IWC; cuối cùng là Rolex hãng sản xuất ra Tudor.
Cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt khi mà nhu cầu về đồng hồ thông minh tăng hơn hẳn so với các loại đồng hồ khác. Các trang web để cho mọi người thuê những chiếc đồng hồ hạng sang đeo trong các bữa tiệc vì thế đã xuất hiện như Borrowed Time. Cổ phiếu của Swatch đã giảm 27% trong năm qua trong khi cổ phiếu của Richemont's cũng giảm 34%.
D'Amore dự định huy động khoảng 10 triệu francs vào cuối tháng 9 để làm ra 5.000 đến 10.000 chiếc đồng hồ để anh bán trực tuyến. Những bản mẫu đầu tiên đang được lên kế hoạch cho năm tới.
Để tiết kiệm chi phí quảng cáo, D'Amore đã nhờ đến Internet để thu hút người dùng qua các clip có sức lan tỏa mạnh mẽ trên Youtube. Một trong số đó sử dụng cảnh quay của diễn viên Clint Eastwood trong bộ phim viễn tây kiểu Ý: Một nắm đô la hay Tay súng bá vàng (A Fistful of Dollars).
Quyết định của người tiêu dùng
Goldgena đang khảo sát ý kiến của người tiêu dùng để xem liệu họ có quan tâm đến những chiếc đồng hồ giá thành rẻ hơn, không phải đồng hồ Thụy Sĩ chính thống hay không.
Cho đến nay, 63% lượng khách truy cập trang web đã bình chọn cho đồng hồ Swiss-Made. Tuy nhiên, 348 trong số 947 người đã nói không, điều đó cho thấy nhu cầu của khách hàng đối với đồng hồ tự động lắp ráp tại Châu Á vẫn còn khá cao. Goldgena sẽ chờ đợi trong một vài tuần để đánh giá sự quan tâm của người tiêu dùng trước khi đi đến quyết định đi theo hướng nào. D' Amore nói rằng anh vẫn thích chọn hướng đồng hồ Thụy Sĩ được lắp ráp bên ngoài.
Những chiếc đồng hồ của Goldgena nhiều khả năng sẽ tạo áp lực lên các thương hiệu đồng hồ mới với giá dao động từ 500 franc đến 2.000 franc, theo lời của Edouard Meylan, giám đốc điều hành công ty H. Moser & Cie, nơi làm ra những chiếc đồng hồ có giá trên 15.000 USD.
D' Amore cũng đã nói rằng: "Rủi ro trong tầm kiểm soát bởi tôi không nghĩ rằng sẽ có nhiều khách hàng xem xét và chấp thuận thương hiệu Goldgena Project. Tuy nhiên, nếu thương hiệu mới nổi không thành công thì nó vẫn có thể khiến cho một vài thương hiệu khác phải cân nhắc từ chối nhãn hiệu "Swiss-Made".