Căn bệnh ung thư có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong cao bằng nhau: Cơ hội sống chỉ dài 4-7 tháng
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến tụy không được điều trị là chỉ khoảng 4 tháng, thời gian sống của bệnh nhân được phẫu thuật là khoảng 7 tháng.
- 16-02-2021Từ chảy máu thực quản đến xơ gan, suy gan: Bùng vỡ đủ các bệnh cấp cứu nặng sau Tết khiến bác sĩ cũng... "hãi"
- 16-02-2021Sáng nay, hàng loạt quán cà phê ở Hà Nội đã chuyển sang bán online hoặc tạm đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan
- 16-02-2021Từ thói quen tắm nắng của con mèo tới phương pháp chữa bệnh đoạt giải Nobel Y học, cứu sống hàng ngàn người
Người mắc ung thư tuyến tụy có thể sống được bao lâu?
Những người dưới 40 tuổi có tỉ lệ bị ung thư tuyến tụy rất hiếm, độ tuổi trung bình của những bệnh nhân mắc căn bệnh này là 63. Nam giới cao hơn nữ giới một chút.
Tỷ lệ tử vong của ung thư tuyến tụy gần như tương đương với tỷ lệ mắc bệnh, nghĩa là một khi đã mắc thì hầu như không thể chữa khỏi. Trong đó, tỷ lệ sống 5 năm rất thấp, và hầu hết đều đã được phẫu thuật.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến tụy không được điều trị là chỉ khoảng 4 tháng, thời gian sống của bệnh nhân được phẫu thuật là khoảng 7 tháng, và bệnh nhân sau khi cắt bỏ toàn bộ khối u nói chung chỉ có thể sống được khoảng 16 tháng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư tụy chỉ đứng thứ 14 về tỉ lệ mắc (458.918 ca mắc/năm). Tuy nhiên ung thư tụy lại đứng hàng thứ 7 về tỉ lệ tử vong do ung thư (432.242 ca tử vong/năm). Ung thư tuỵ được coi là loại ung thư có tiên lượng xấu nhất.
Tại Việt Nam, tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) ước tính năm 2018 Việt Nam có gần 1.000 người mắc mới ung thư tụy và gần 900 người chết vì bệnh này.
Theo thống kê mới nhất của các số liệu về ung thư tuyến tụy tại Trung Quốc, 20% bệnh nhân có thời gian sống thêm khoảng 1 năm, và 3% bệnh nhân có thời gian sống thêm được khoảng 5 năm sau khi biết bệnh.
Các yếu tố di truyền của ung thư tuyến tụy chưa được xác nhận rõ ràng, nhưng cũng có báo cáo về bệnh liên quan đến yếu tố gia đình. Các nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng những người có khối u tuyến tụy ác tính thì người trong số họ hàng gần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tương tự, nhiều nghiên cứu không ủng hộ mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và ung thư tuyến tụy, mặc dù một số nghiên cứu tiền cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư tuyến tụy ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 4 lần so với những người khác.
Trong những năm gần đây, người ta phát hiện ra rằng bệnh tiểu đường thường xuất hiện nhiều tháng trước khi ung thư tuyến tụy được xác nhận, phát hiện này có thể nhắc nhở các bác sĩ xem xét khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tụy sớm đối với những bệnh nhân trung niên không có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
Những nghề liên quan đến ung thư tuyến tụy là những công việc phải tiếp xúc với hóa chất và kim loại, một số nhà nghiên cứu cho rằng nam giới làm việc trong các nhà máy liên quan đến β-naphthylamine và benzen có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao.
Các nghiên cứu về phân bố địa lý của ung thư tuyến tụy, chẳng hạn như đối với người nhập cư, minh họa đầy đủ các tác động gây ung thư của các yếu tố môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn uống. Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo có liên quan đến sự phát triển của ung thư tuyến tụy.
Các yếu tố khác như thịt và chế độ ăn nhiều calo, đặc biệt là nhiều carbohydrate, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm biển.
Những người có chế độ ăn nhiều chất xơ, trái cây và rau tươi ít bị ung thư tuyến tụy. Mặc dù uống đồ uống có cồn chứa caffeine được coi là một yếu tố nguy cơ ngày càng tăng, nhưng có nhiều nghiên cứu không ủng hộ quan điểm này.
*Theo BS Gia đình (TQ)
Nhịp sống Việt