MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần chú ý 5 điểm sau khi tắm vào mùa đông, nếu bỏ qua người già có thể đột tử

31-12-2020 - 22:39 PM | Sống

Cần chú ý 5 điểm sau khi tắm vào mùa đông, nếu bỏ qua người già có thể đột tử

Một số thói quen tưởng tốt trong mùa đông lại có thể gây hại sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm trong khi tắm có thể khiến bạn bị ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, thậm chí đột quỵ.

"Yêu sạch sẽ và chú ý giữ gìn vệ sinh" luôn được mọi người khuyến khích, trong môi trường sống của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi khi hoạt động, nếu không được vệ sinh kịp thời rất dễ lây nhiễm chéo vi khuẩn, không chỉ làm tắc nghẽn lỗ chân lông mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Do đó, tắm rửa là việc làm rất cần thiết.

Tuy nhiên cũng có những chống chỉ định khi tắm, đặc biệt vào mùa đông nếu không chú ý có thể nguy hiểm đến tính mạng, người cao tuổi rất dễ bị đột quỵ.

Những lưu ý khi tắm vào mùa đông là gì?

1. Chú ý thứ tự tắm: Tắm trước, gội đầu sau

Cần chú ý 5 điểm sau khi tắm vào mùa đông, nếu bỏ qua người già có thể đột tử - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tin rằng khi đi tắm, nhiều người luôn gội đầu trước rồi mới tắm sạch cơ thể. Thứ tự tắm này có thể được chấp nhận vào mùa hè, nhưng sai vào mùa thu và mùa đông. Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, khi vào phòng tắm máu tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng và đầu, nếu gội đầu trước sẽ dễ khiến máu ở đầu khó lưu thông, thậm chí gây ngất xỉu. Người trẻ mạch máu tốt có thể sẽ chưa xảy ra vấn đề gì ngay lập tức, nhưng người già, nhất là những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu não cần chú ý thứ tự tắm rửa, nếu không rất dễ tái phát bệnh hoặc đột tử .

2. Chú ý thời điểm tắm gội: Tắm gội đúng giờ, không nên tắm ngay lúc mới ngủ dậy và đêm muộn

Cần chú ý 5 điểm sau khi tắm vào mùa đông, nếu bỏ qua người già có thể đột tử - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Buổi sáng thức dậy, huyết áp của chúng ta cao nhất trong ngày, nhiệt độ vào buổi sáng mùa đông tương đối thấp, khi chúng ta tắm buổi sáng. Cơ thể bị dội nước nóng lên người, kích thích nóng lạnh đột ngột như vậy sẽ làm co mạch máu, rất dễ bị ngất xỉu. Nếu bạn không ăn sáng, khi đi tắm vào thời điểm này, cơ thể bạn sẽ không có năng lượng và dễ bị ốm.

Tương tự nhe vậy, không nên tắm quá muộn vào đêm khuya vì tắm lúc đó tĩnh mạch dễ bị giãn ra hoặc co lại, làm cho huyết áp giảm hoặc tăng lên, ảnh hưởng sức khoẻ tim mạch...

Tiếp theo, bạn không được tắm ngay sau khi ăn, vì sau khi ăn, máu sẽ chảy nhiều xuống dạ dày và ruột để hỗ trợ tiêu hóa, lúc này lượng máu cung cấp cho não và tim không đủ, nếu bạn tắm ngay có thể gây hoa mắt, chóng mặt hoặc gây ra những nguy hiểm khác.

3. Chú ý đến nhiệt độ nước: Tắm vào mùa đông nhiệt độ nước không được quá cao

Thời tiết vào mùa đông rất lạnh, ai cũng thích tắm nước nóng, nhưng dù vậy, bạn cũng phải chú ý nhiệt độ nước không quá cao. Mùa đông là mùa da tương đối khô, nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dầu của da và khiến da bị khô.

Ngoài ra, nếu nhiệt độ nước quá cao, lượng máu đến da sẽ nhiều hơn, não và các bộ phận khác trong cơ thể dễ bị thiếu máu cục bộ, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp tăng, tinh thần căng thẳng,… có thể gây đột tử. Đó là lý do khiến nhiều người tắm nước nóng xong cảm thấy tức ngực, chóng mặt.

4. Giữ ấm: Những ai gội đầu buổi tối nên đợi tóc khô rồi mới đi ngủ

Cần chú ý 5 điểm sau khi tắm vào mùa đông, nếu bỏ qua người già có thể đột tử - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Sau khi tắm xong, chúng ta sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, nên rất muốn đi ngủ. Nhưng những ai tắm gội buổi tối nên lau khô tóc trước khi đi ngủ. Đi ngủ với mái tóc còn ướt, sau khi chìm vào giấc ngủ, đầu bạn sẽ dễ bị nhiễm lạnh, điều này sẽ kích thích não bộ và gây bất lợi cho sức khỏe não. Và đi ngủ với mái tóc ướt dễ khiến gối bị ướt, làm môi trường tốt để vi khuẩn phát triển, vi khuẩn bám lên da mặt dễ gây mụn, vì vậy bạn phải lau khô tóc trước khi đi ngủ.

5. Chú ý đến số lần tắm: Mùa đông chỉ nên tắm 2-3 lần/tuần

Vào mùa đông thì ai cũng cảm thấy da rất khô. Mặc dù tắm có thể làm sạch cơ thể nhưng nếu tắm quá thường xuyên sẽ làm giảm tiết dầu trên da, khiến da khô ráp, ngứa ngáy khó chịu hơn.

Nhìn chung, khi tắm vào mùa đông cần chú ý những vẫn đề trên, nhất là đối với người cao tuổi thể lực kém, tim mạch hoạt động kém, để tránh gây hại cho sức khỏe. Thứ hai, khi người cao tuổi đi tắm, người nhà cũng cần chú ý, nếu thấy thời gian tắm lâu, không ra ngoài thì có thể hỏi han để tránh nguy hiểm trong quá trình tắm.

Nguồn: QQ

Theo Hà Vũ

Nhịp sống Việt

Trở lên trên