"Cần hành động gấp để lạm phát không tăng, tiếp tục "bão giá" người dân sẽ rất vất vả"
Đại biểu Trần Hoàng Ngân
Sau 2 năm đại dịch đã lấy đi phần lớn tích lũy của người dân. Nay lại gặp “bão giá”, người dân sẽ hết sức vất vả.
- 24-05-2022Quảng Nam xử phạt 260 triệu đồng 2 doanh nghiệp xây dựng không phép
- 24-05-2022Việt Nam nêu 3 đề xuất ưu tiên hợp tác khu vực
- 24-05-2022Phía sau con số cứ 100.000 hộ dân cư thì có 5 hộ không có nhà ở
Trao đổi bên lề Quốc hội về tình hình kinh tế, xã hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân đoàn TP.HCM cho rằng, thời gian qua, dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng cả về y tế, kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, trước diễn biến tình hình kinh tế - chính trị thế giới trở nên phức tạp, xung đột Nga - Ukraine và những biện pháp trừng phạt tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, trong đó rõ nhất là giá nhiên liệu, năng lượng, lương thực, kéo theo lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng cao.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nước ta khi đang có cơ hội để kìm tốc độ tăng của lạm phát thì phải sử dụng, nếu không cứ điều chỉnh giá xăng dầu liên tục sẽ tác động tới tất cả các ngành hàng hóa và khi đó sẽ khó kiềm chế, kiểm soát. Trong trường hợp phải sử dụng công cụ lãi suất để kiểm soát lạm phát sẽ để lại những hậu quả tiêu cực.
Ngày 23/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Đây là kỳ tăng giá thứ ba liên tiếp kể từ cuối tháng 4. Từ đầu năm đến nay, giá xăng bán lẻ đã 9 lần tăng, 3 lần giảm. Mặc dù từ ngày 1/4, chính sách giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chính thức có hiệu lực, tuy nhiên, đà giảm của giá xăng dầu được cho là không đáng kể. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc giá xăng ngày một tăng cao sẽ khiến giá các hàng hóa, dịch vụ khác tăng và đối mặt với nỗi lo lạm phát.
Theo phân tích của Đại biểu Trần Hoàng Ngân, nếu giá cả tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trong tình trạng người dân đã rất khó khăn sau 2 năm đại dịch. Nếu tiếp tục gặp phải “bão giá”, người dân sẽ hết sức vất vả. Về phía doanh nghiệp, các chi phí đầu vào cũng tăng cao.
Đối với ngân sách nhà nước, khi đặt vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, nhiều người lo ngại sẽ gây thất thu ngân sách, nhưng thực tế nếu giảm thuế đó sẽ kéo giảm được lạm phát và chi ngân sách giảm theo. Vì giá cả lên thì chi ngân sách tăng lên, ngay cả dự án đầu tư đang chuẩn bị thông qua hoặc đã thông qua rồi, các dự toán sẽ tăng lên thì sẽ rất nguy kịch, công trình dự án sẽ đội vốn và lãng phí. Vì vậy, phải chặn ngay vấn đền này.
Cũng theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, trước khi có xung đột tại Nga-Ukraine thì đã có dấu hiệu của lạm phát do chính sách kích cầu của các nước sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Các nước bắt đầu thắt chặt, Mỹ đã tăng lãi suất và tác động đến nền kinh tế thế giới. Do đó, chúng ta phải hành động gấp để lạm phát không tăng lên, tránh để khi bệnh nặng lại phải dùng liều thuốc nặng.
VOV