Cần làm gì khi bị kẻ xấu lấy thông tin CCCD để làm giao dịch vay tiền chiếm đoạt trên app?
Có không ít trường hợp vì chủ quan mà người dân vô tư chia sẻ hình ảnh CMND/CCCD không làm mờ thông tin ra ngoài, hay nhiều đối tượng đã sử dụng thủ đoạn xin chụp ảnh CMND/CCCD rồi trả tiền. Sau khi lấy được thông tin, ảnh chụp CCCD, kẻ xấu sẽ thực hiện các giao dịch vay tiền trên app nhằm mục đích chiếm đoạt.
- 27-06-2022Phê duyệt bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử
- 27-06-2022Khởi nghiệp Doanh nhân trẻ: Sân chơi cho các startup ứng dụng công nghệ blockchain
- 27-06-2022Bộ Công an: 'Dữ liệu của doanh nghiệp trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc'
Hiện nay đa phần người dân đã chuyển sang sử dụng CCCD gắn chip, so với CMND và CCCD mã vạch thì CCCD gắn chip chứa đựng được nhiều thông tin hơn qua việc quét mã QR và chip điện tử gắn trên thẻ. Điều này đã vô tình tạo cơ hội cho kẻ xấu, nhất là các tội phạm công nghệ cao lợi dụng để sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật như lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, có không ít trường hợp vì chủ quan mà người dân vô tư chia sẻ hình ảnh CMND/CCCD không làm mờ thông tin ra ngoài, hay nhiều đối tượng đã sử dụng thủ đoạn xin chụp ảnh CMND/CCCD rồi trả tiền. Sau khi lấy được thông tin, ảnh chụp CCCD, kẻ xấu sẽ thực hiện các giao dịch vay tiền trên app nhằm mục đích chiếm đoạt.
Hiện nay, thủ tục vay tiền qua app tương đối đơn giản, nhanh chóng, người vay chỉ cần ảnh chụp CMND/CCCD và thông tin cá nhân là có thể thực hiện thủ tục vay tiền. Ngay cả trường hợp cần xác minh chính chủ thì cũng được thực hiện hết sức sơ sài. Lợi dụng kẽ hở này, các đối tượng có thể dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo.
Trong trường hợp bị lộ thông tin trên CMND/CCCD, người dân phải làm gì?
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, ngay sau khi nhận thấy thông tin CMND/CCCD đã bị lộ, người dân cần làm ngay những việc sau:
- Thu hồi ảnh CMND/CCCD ngay khi đăng lên mạng hoặc gửi nhầm cho người khác
Trường hợp đăng ảnh chụp CMND/CCCD lên các trang mạng xã hội hoặc gửi nhầm cho người khác, người gửi cần nhanh chóng gỡ ảnh hoặc thu hồi ảnh đã gửi. Điều này giúp hạn chế việc bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân.
- Kiểm tra thông tin tài khoản cùng các khoản vay
Như đã nhắc đến ở trên, kẻ xấu sau khi lấy được thông tin cá nhân của chủ thẻ sẽ thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản, trong đó phổ biến là hành vi vay tiền qua cáp app với thủ tục vay đơn giản.
Do đó, người dân cần kiểm tra thông tin tài khoản và các khoản vay bằng cách gọi tới ngân hàng mở thẻ thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng để được nhân viên hỗ trợ tra cứu vè kịp thời có phương án xử lý, khắc phục.
- Kiểm tra thông tin số điện thoại trả sau
Để kiểm tra xem số CMND/CCCD đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, chủ thẻ soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414.
Trường hợp phát hiện một số điện thoại khác mà không phải do mình đăng ký cần nhanh chóng liên hệ đến nhà mạng để phản ánh kịp thời.
- Kiểm tra thông tin đăng ký thuế
Ngay khi nghi ngờ bị lợi dụng lấy số CNMD/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo, có thể truy cập vào địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/, sau đó nhập thông tin để kiểm tra
Vô tình dính bẫy lừa đảo vay tiền qua app, tố cáo thế nào?
Khi không may trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo vay tiền qua app hoặc khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời. Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm gồm:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Như vậy, khi bị lừa đảo hoặc nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay đến một trong các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.
Các bước tố cáo app vay tiền lừa đảo
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tố giác tội phạm
Hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ sau đây:
- Đơn tố cáo lừa đảo vay tiền qua app;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
- Các tài liệu, giấy tờ, chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo qua app vay tiền.
Bước 2: Tố giác đến cơ quan có thẩm quyền
Có thể thực hiện bằng một trong các cách sau:
Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng;
- Gửi qua đường bưu điện;
- Gửi qua hộp thư điện tử.
Bước 3: Xác minh và giải quyết vụ việc
Sau khi nhận được tin tố giác, cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và lấy lời khai, lời trình bày ban đầu. Sau đó, tiến hành xác minh vụ việc xem có dấu hiệu của tội phạm hay không để có căn cứ quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án đó.
Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ khởi tố hoặc kiến nghị khởi tố trong phạm vi quyền hạn, thẩm quyền của mình.
Số điện thoại báo app vay tiền lừa đảo
Nạn nhân có thể gọi đến đường dây nóng của cơ quan Công an để tố giác tội phạm:
Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Số đường dây nóng là 08.3864.0508
Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng Internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053
- Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/