Cần làm gì khi trắc trở ập đến? 3 CÂU NÓI giúp vực dậy tinh thần sau thất bại, tâm hồn được chữa lành
Rơi xuống vực thẳm cuộc đời chính là khoảnh khắc để bạn trải nghiệm thất bại, nhưng nếu vì vậy mà từ bỏ thì vĩnh viễn không thể nếm được vị ngọt của thành công.
- 17-04-2022Nguyên tắc ‘bất thành văn' khi mượn xe người khác: Ngoài đổ đầy xăng và rửa xe, người đáng tin cậy không làm 4 ĐIỀU "ngớ ngẩn" này!
- 17-04-202210 sự thật đáng kinh ngạc về Ai Cập cổ đại: Tư tưởng tiến bộ bậc nhất thế giới, điều cuối cùng 90% đều hiểu sai nghiêm trọng
- 17-04-2022Kiếm cả tỷ đồng/ tháng nhờ thu nhập thụ động sau khi mất việc: "Hiện tại, tôi chỉ dành 5 tiếng mỗi tuần để kinh doanh"
Nội tâm mạnh mẽ của một người, không phải nhìn vào cách họ tạo nên thành tích to lớn thế nào, mà chính là nhìn vào những gì họ trải qua, cách họ phản ứng khi rơi xuống vực thẳm cuộc đời.
Rơi xuống đáy vực cùng cực là thời khắc kiểm nghiệm nội tâm của một người có đủ mạnh mẽ hay không, cũng là lúc để chúng ta nhìn nhận lại bản thân và những gì đã trải qua, cái gì nên giữ lại, cái gì nên buông bỏ.
Con người thường trở nên lạc lối, mơ hồ, mất đi năng lực phán đoán phương hướng trong những thời điểm chuyển ngoặt và thay đổi, bởi lẽ đã quá sợ hãi với những thất bại trước đó. Sự hoài nghi này làm chúng ta mất đi sự tự tin và hy vọng, thậm chí khiến niềm tin vào thế giới này bị vụn vỡ.
Lúc này, nếu nhận được sự thúc đẩy và động lực bất ngờ, bạn sẽ được tỉnh ngộ. Và 3 câu này sẽ giúp bạn làm được điều đó, thức tỉnh trong cơn mê, mọi thứ chợt tỏ tường đến lạ:
1. Thành sự tại thiên, mưu sự tại nhân.
Bất kể mọi vật trên thế giới tự nhiên đều có nhân trước, rồi quả mới đến sau; cũng giống như thực vật, gieo hạt thì mới có thu hoạch. Mà trong quá trình nuôi dưỡng, có thể gặp phải hạn hán, mưa bão, thời tiết thay đổi và các nhân tố tự nhiên khác, còn có thể bị người khác phá hoại, chỉ có bản thân tận lực cố gắng khắc phục mới có thể hái được quả ngọt.
Đạo lý này cũng được áp dụng cho mọi việc phát sinh trên đời này, bao gồm nhân tình thế thái, vạn vật tự nhiên, cũng chính là “mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”. Bản thân nên vạch sẵn kế hoạch và suy nghĩ thấu đáo, sau đó cứ chiếu theo kế hoạch đó mà làm, từng bước thực hiện, nghiêm túc và chiêm nghiệm đúc kết, từ đó mới tạo nên thành công.
Nhưng trên chặng đường tìm đến thành công này, ai cũng không thể chắc rằng liệu chỉ với năng lực của bản thân có thể ứng phó với trắc trở và khổ nạn bất ngờ ập đến hay không. Đây chính là đáy vực thẳm của cuộc đời mà bạn phải đối mặt.
Con người trong những lúc thế này, đầu tiên là không được đánh mất ý chí chiến đấu và lòng tự tin. Con đường là tự bản thân lựa chọn, bất kể kết quả thế nào cũng phải chấp nhận, cũng giống như sự biến hóa của thế giới tự nhiên, đứng vững trước bão tố mới có ngày được đón nắng ấm mặt trời, có mưa bão thì mới có cầu vồng rạng rỡ.
Nhiều người không hiểu “muốn làm nên chuyện thì trước tiên hãy sống nên người”, cảm thấy chỉ cần làm tốt mọi việc thì có thể đạt được thành công. Nhưng cách hiểu này chỉ đúng một nửa mà thôi.
Tâm lý học cho rằng “muốn làm nên chuyện thì trước tiên hãy sống nên người” thật sự là con người trước tiên nên thuyết phục bản thân, trong đầu có sẵn tư tưởng và lối đi rõ ràng, từ đó thực hiện theo hướng đi đã vạch ra, mới là tiền đề của việc “làm người”. Sống nên người thì mới có thể xử lý các mối quan hệ xã hội, đây mới là điều mấu chốt.
2. Thất bại chỉ là tạm thời không thành công.
“Thất bại là mẹ thành công”, tin rằng ai cũng hiểu được đạo lý này. Nhưng không phải ai cũng tiếp nhận được sự đả kích của thất bại, không phải người nào cũng đứng vững trước sự phũ phàng của thói đời bạc bẽo.
Rơi xuống vực thẳm cuộc đời chính là khoảnh khắc để bạn trải nghiệm thất bại, nhưng nếu vì vậy mà từ bỏ thì vĩnh viễn không thể nếm được vị ngọt của thành công.
Chỉ có người biết rút ra bài học từ thất bại, bình tĩnh phân tích điểm mạnh và yếu của bản thân mới có thể không ngừng tiến bộ. Có phương hướng mục tiêu rõ ràng, thất bại chính là “lửa thử vàng”, thành công chắc chắn nằm trong tầm tay.
3. Bĩ cực thái lai: Khổ hết lại sướng, rủi hết lại đến may.
Mọi chuyện tồn tại đều có hai mặt, thành công nhất thời có thể mang lại cả niềm vui và bi thương, rơi xuống đáy vực thẳm không nhất định là chuyện xấu, vì nghịch cảnh lắm lúc lại là tiền đề để tương lai suôn sẻ phát triển. Mây mù qua đi, vận khí tốt lành lại đến.
Tâm lý học cho rằng, điều này cùng chung đạo lý với người lạc quan và người bi quan. Người bi quan nhìn thấy màn đêm tăm tối sẽ sinh buồn, nhìn thấy trời đông hiu quạnh lại thở dài cảm thán. Nhưng người lạc quan lại nghĩ theo hướng khác: Màn đêm tới thì chắc chắn bình minh không còn xa. Trời đông bao phủ, ngày xuân chuẩn bị đón chào.
Đa số sự vật trong thế giới tự nhiêu đều sở hữu 2 mặt của nó, phát triển rực rỡ rồi cũng đến ngày lụi tàn. Bĩ cực thái lai, khổ đau đến một lúc nhất định, chỉ cần có niềm tin, không bỏ cuộc, thì cuối cùng ngày mới sẽ đến, thậm chí còn rực rỡ hơn bao giờ hết.
(Nguồn: Aboluowang)
Pháp luật & Bạn đọc