Căng thẳng, kiệt sức vì công việc: Chuyên gia tâm lý tư vấn 5 thói quen nhỏ giúp bạn thoát khỏi "mối tơ vò", ai cũng nên thực hiện đều đặn
Sự căng thẳng và lo lắng có thể khiến năng suất làm việc giảm mạnh vì trạng thái cảm xúc có liên quan trực tiếp đến khả năng tập trung của bạn. Chính vì thế, hình thành những thói quen để tự giải tỏa, nâng cao tinh thần cho bản thân cực kỳ cần thiết.
- 12-08-2020Người khôn ngoan duy trì 3 điều "tiết chế" này, cả đời sống thảnh thơi, khỏe mạnh
- 12-08-202025 tuổi sống vì kỳ vọng, 30 tuổi sống vì lo toan, 40 tuổi mới có thể thực sự vì chính mình: Hãy lên kế hoạch cẩn thận, giữ sức khỏe tốt để đạt tới đạt đỉnh cao mà ai cũng mong muốn
Dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu với diễn biến khó lường. Ở nhiều nơi trên thế giới, người lao động bị mất việc, phải làm việc tại nhà... Điều đó nghĩa là họ sẽ gặp khó khăn khi vừa phải làm việc vừa bị phân tán tâm trí với việc giám sát, dạy dỗ con cái. Thêm vào đó là sự căng thẳng, lo lắng về các khoản chi tiêu trong gia đình, việc làm trong tương lai biến chứng sức khỏe liên quan đến đại dịch...
Tổ chức Y tế Thế giới gần đây đã cập nhật một định nghĩa mới về hội chứng "kiệt sức do căng thẳng". Đó là kết quả của sự căng thẳng kéo dài tại nơi làm việc, đặc trưng bởi 3 triệu chứng: cảm giác cạn kiệt năng lượng, kiệt sức; gia tăng khoảng cách tinh thần, có cảm giác tiêu cực với công việc; giảm hiệu quả làm việc.
Theo chuyên gia khoa học thần kinh, Tiến sĩ Patrick Porter, người sáng lập BrainTap Technologies, tinh thần minh mẫn là yếu tố rất quan trọng đối với năng suất làm việc. "Sự căng thẳng và lo lắng có thể khiến năng suất làm việc giảm mạnh vì trạng thái cảm xúc có liên quan trực tiếp đến khả năng tập trung của bạn."
Porter cho biết, căng thẳng, lo lắng và sợ hãi làm tăng nồng độ cortisol trong não, gây cản trở trí nhớ, khiến bạn không thể tập trung vào công việc. Ông nói, điều này không chỉ tồi tệ đối với những nhân viên đang căng thẳng và cố gắng kiếm sống với khối lượng công việc ngày càng tăng mà còn có hại cho các doanh nghiệp vì sự sụt giảm năng suất ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận công ty. Những người đang ở cấp độ quản lý thật sự rất cần những chiến lược tích cực để đánh bại sự phân tâm, căng thẳng của nhân viên.
Dưới đây là một số cách hữu ích để đối phó với tình trạng kiệt sức do căng thẳng:
1. Tập thể dục
Tác dụng của việc tập thể dục đối với giảm căng thẳng không phải điều mới mẻ. Hoạt động thể chất giúp não của bạn sản xuất nhiều endorphin - chất dẫn truyền thần kinh thư giãn liên quan đến vận động cao. Theo Mayo Clinic, tập thể dục có thể làm giảm các triệu chứng lo lắng nhẹ, cải thiện giấc ngủ và giảm bớt mức độ căng thẳng của bạn.
Nhưng nếu bạn không phải người thích vận động, bạn nên tránh luyện tập quá sức. Các bài tập thể dục nhịp điệu ngắn, cường độ vừa phải như đi bộ có thể giúp bạn thư giãn tâm trí, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
2. Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ sâu là thời gian để cơ thể và não bộ phục hồi. Các nhà nghiên cứu tin rằng, trong khi ngủ, dịch não tủy thải ra các chất độc hại, "làm sạch não". Các chuyên gia giấc ngủ đều khuyên người lớn nên đảm bảo giấc ngủ sâu từ 7-9 giờ/đêm. Bạn nên dừng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Đặt báo thức để thức dậy đúng giờ và không ngủ nướng.
3. Rời xa các thiết bị công nghệ
Chính công nghệ kết nối chúng ta, nhưng chúng cũng chính là mối nguy hại đối với cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta có thói quen lướt qua tất cả các trang tin tức, mạng xã hội mà không có mục đích cụ thể nào mỗi ngày.
Việc loại bỏ hoàn toàn công nghệ trong cuộc sống là không thể, nhưng hạn chế thời gian sử dụng công nghệ sẽ đem lại lợi ích sức khỏe đáng kể như cải thiện tâm trạng, có thêm thời gian để thử các hoạt động mới và cải thiện sức khỏe thể chất.
Hãy lên lịch mỗi ngày để có thời gian rời xa điện thoại, máy tính, tivi... Hãy thử đọc sách, thiền, hoặc làm vườn... Những cuộc trò chuyện thực sự giữ người với người luôn tốt hơn việc hỏi han nhau qua màn hình điện thoại.
4. Tìm ý nghĩa cuộc sống
Những mong đợi sự hài long từ công việc của bạn. Sự kiệt sức của nhân viên ảnh hưởng đến những người cấp trên, người đứng đầu doanh nghiệp đầy nhiệt huyết... Đối với nhiều người, công việc chỉ là việc trao đổi sức lao động lấy tiền bạc để duy trì cuộc sống. Nếu bạn không còn hài lòng với công việc của mình, hãy thử tham gia tình nguyện để thay đổi ý nghĩa cuộc sống.
Bắt đầu một sở thích mới cũng là một cách tốt để lấp đầy khoảng trống do công việc của bạn để lại. Dành thời gian thêm cho gia đình, bạn bè của bạn cũng có thể là một phần thưởng và sự viên mãn.
5. Tìm kiếm khoảnh khắc vui vẻ
Nghe có vẻ như một lời đùa vui, nhưng việc tìm kiếm những khoảnh khắc vui vẻ nhỏ trong suốt cả ngày sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần. Nó có thể đơn giản như lắng nghe tiếng chim hót, nghe một đoạn nhạc hợp tâm trạng hay ăn một món ngon...
Ingrid Fetell Leem tác giả cuốn sách "Niềm vui: Sức mạnh đáng ngạc nhiên của những điều bình thường để tạo ra hạnh phúc phi thường", tin rằng, con người có khả năng thiết kế hạnh phúc cho chính mình từ bên ngoài. Trong một cuộc phỏng vấn, cô khẳng định: "Những cảm xúc tích cực có xu hướng khiến bạn cởi mở hơn, điều này giúp bạn suy nghĩ sáng tạo và hiệu quả hơn".
Theo CNBC