Cạnh tranh với sáng kiến "một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, Mỹ sẽ đầu tư hơn 10 dự án quy mô lớn trên thế giới trong năm 2022
Phái đoàn Mỹ đã thăm Ecuador, Panama và Colombia trong chuyến thăm tương tự vào tháng 9, và trước cuối năm sẽ có thêm một lịch trình thăm châu Á, nhưng không nêu rõ tên cụ thể là quốc gia nào.
- 16-11-2021Ông Biden, ông Tập Cận Bình nói gì trong Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên?
- 10-11-2021(Clip) Sợ Trung Quốc 'đoạt bữa trưa', Tổng thống Biden mạnh tay chi 1,2 nghìn tỷ USD
- 05-11-2021Tổng thống Joe Biden và những lần “ngủ gật” tốn nhiều giấy mực của truyền thông
Một quan chức cấp cao của Mỹ đã cho biết, với tư cách là thành viên G7, Mỹ dự định đầu tư vào 5 đến 10 dự án cơ sở hạ tầng có quy mô lớn trên khắp thế giới vào tháng 1 năm sau, nhằm mở rộng và cạnh tranh với sáng kiến "một vành đai, một con đường" của Trung Quốc.
Theo tờ Reuters, vị quan chức này còn tiết lộ rằng, ông Daleep Singh- Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Biden, dẫn đầu đoàn đại biểu trong chuyến thăm nước ngoài vào tuần trước, đã xác định được ít nhất 10 dự án đầy hứa hẹn ở Senegal và Ghana.
Các nhà quan chức tiếp tục tiến hành hội đàm với chính phủ và lãnh đạo các nước để tìm kiếm những dự án sẽ được tài trợ theo khuôn khổ "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (Build Back Better World B3W) của G7. B3W đã được khởi động vào tháng 6 năm nay. Vị quan chức này cho biết, các kế hoạch có khả năng sẽ được chốt tại hội nghị G7 vào tháng 12 tới.
Vị quan chức này cũng cho biết phái đoàn Mỹ đã thăm Ecuador, Panama và Colombia trong chuyến thăm tương tự vào tháng 9, và trước cuối năm sẽ có thêm một lịch trình thăm châu Á, nhưng không nêu rõ tên cụ thể là quốc gia nào.
Sáng kiến "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" của G7 nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống tài trợ 40 nghìn tỷ USD, số tiền mà các nước đang phát triển yêu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng vào năm 2035. Đồng thời, đưa một giải pháp thay thế cho các hoạt động cho vay có vấn đề của Trung Quốc.
Mỹ sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển "đầy đủ" các công cụ tài chính của Mỹ, bao gồm cổ phần, đảm bảo khoản vay, bảo hiểm chính trị, các khoản trợ cấp và chuyên môn kỹ thuật, tập trung vào khí hậu, y tế, công nghệ kỹ thuật số và bình đẳng giới. Vị quan chức phát biểu với truyền thông rằng làn sóng hoạt động lần này nhằm "xác định những dự án có thể được khởi động vào đầu năm tới."
Giới chức Senegal và Ghana vui mừng khi thấy rằng Mỹ đã đưa ra một sự đảm bảo khác với Trung Quốc. Mỹ sẽ không yêu cầu buộc phải ký kết những khoản thoả thuận không được tiết lộ, hoặc những điều khoản kèm theo có thể dẫn đến việc hải cảng hoặc sân bay bị kiểm soát trong tương lai.
Các dự án đầu tư đã được thảo luận bao gồm thiết lập một trung tâm sản xuất vắc xin cho Tây Phi ở Senegal, tăng cường cung cấp năng lượng tái tạo, thúc đẩy các khoản vay dành cho doanh nghiệp do nữ giới làm chủ, và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số.
Theo Chinatimes