Cao thủ kiếm tiền nhưng "lắm tài nhiều tật" bậc nhất nước Nga: Ăn chơi không thiếu gì, từng "ôm mộng" tranh cử Tổng thống nhưng nhận cái kết bất ngờ
Mikhail Dmitrievitch Prokhorov nổi tiếng là một trong những người giàu nhất nước Nga, với giá trị tài sản ước tính khoảng 11,3 tỷ USD. Ông được mệnh danh là “ông trùm Niken” khi kiếm bộn tiền từ kim loại này, tuy nhiên, ông càng nổi tiếng hơn với lối sống độc thân, ăn chơi bậc nhất của mình.
- 25-09-2022"Mồ chôn siêu xe" đầy lạnh lẽo: Rolls-Royce hay Bentley cũng bị bỏ rơi "chết dần chết mòn", đợi ngày mục nát thành sắt vụn
- 25-09-2022Cần có sẵn bao nhiêu tiền để tự tin nói "Tôi nghỉ việc" ngay khi bạn ngán công việc tận cổ?
- 22-09-2022Phỏng vấn 45 người giàu, tôi nhận ra 1 thói quen quan trọng để càng giàu có hơn sau mỗi thất bại
Mikhail Prokhorov sinh ra tại Moscow vào ngày 3 tháng 5 năm 1965. Thông Russiapedia, cuộc đời ông có thể nói là sinh ra “đúng thời điểm, đúng gia đình”.
Cha của ông từng làm Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế của Ủy ban Thể thao Nhà nước Liên Xô; mẹ của ông làm công tác nghiên cứu khoa học trong Viện Vật liệu Hóa học Matxcova. Ông cũng có một chị gái làm việc trong lĩnh vực xuất bản. Nền tảng gia đình như vậy cho phép Mikhail Prokhorov tận dụng tất cả lợi thế một cách khôn khéo vào thời kỳ cải cách kinh tế diễn ra ở Nga. Đây được xem là nhân tố không thể bỏ qua để đem tới cho Mikhail Prokhorov “công thành danh toại”.
Năm 1989, sau khi tốt nghiệp Viện Tài chính Matxcova với tấm bằng loại Ưu, Mikhail bắt đầu xây dựng tên tuổi trong ngành tài chính. Có lý lịch tốt, gia cảnh thích hợp, chàng sinh viên mới ra trường đã được giao phó vị trí quản lý tại Ngân hàng quốc tế Hợp tác kinh tế. Bằng năng lực của mình, sau đó Mikhail trở thành người đứng đầu Ban quản trị Công ty Tài chính quốc tế (MFK).
Bước ngoặt quan trọng đã đến với cuộc đời Mikhail vào năm anh 28 tuổi. Với giác quan tài chính nhạy bén, vị tỷ phú khi đó đã nhận ra khả năng kiếm lợi từ khai thác tài nguyên. Năm 1993, trong thời điểm các ngành công nghiệp nhà nước đang bắt đầu tư nhân hóa, Mikhail đã lên kế hoạch để thực hiện cuộc thôn tính Công ty Norilsk Nickel, với sự đồng hành của Vladimir Potanin và ngân hàng Onexim Bank.
Nắm trong tay công ty Norilsk Nickel, Mikhail chính thức bước vào lĩnh vực kim loại quý. Ông không ngừng thực hiện những cuộc cải tổ thích hợp, bán hầu hết tài sản không liên quan, chỉ tập trung vào ngành khai mỏ.
Nhận thấy hoạt động kinh doanh vừa tốn kém, vừa phức tạp vì việc chuyên chở kim loại qua vùng Bắc Cực cần sử dụng tới tàu phá băng, Mikhail đã đầu tư mua tàu chở hàng tiên tiến của Phần Lan để lược bớt chi phí này.
Tiếp đó, để cải thiện môi trường và điều kiện lao động rất khắc nghiệt của vùng Siberia, Mikhail cũng mạnh tay chi tiêu cho hoạt động kiểm soát ô nhiễm.
Kết quả sau đó chính là minh chứng điển hình nhất cho tư duy kinh doanh nhạy bén của Mikhail. Dưới sự điều hành của ông, công ty Norilsk Nickel đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà công nghiệp hàng đầu nước Nga, rồi dần dần vươn lên vị trí số một thế giới trong sản xuất nickel và palladium.
Đồng thời, nguồn lợi khai thác vàng của Norilsk Nickel cũng dần chuyển đổi vào tay Công ty Polyus Gold trị giá 8,5 tỷ USD, do Mikhail giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Công ty này đã nhanh chóng trở thành nhà sản xuất vàng lớn nhất nước Nga.
Trong khi mọi người cho rằng, Mikhail sẽ tiếp tục nắm giữ “đàn gà đẻ trứng vàng” này thì ông lại có quyết định hoàn toàn bất ngờ. Tháng 4 năm 2008, Mikhail quyết định bán 25% cổ phần Norilsk Nickel cho Tập đoàn khai khoáng UC Rusal của tỷ phú Oleg Deripaska để đổi lấy 14% cổ phần Rusal, 5 tỷ USD tiền mặt và 2 tỷ USD trả sau.
Thời điểm đó, nhiều nguyên nhân cho rằng, vị tỷ phú bắt đầu để mắt tới các ngành công nghiệp khác nên rút vốn để thành lập quỹ đầu tư tư nhân ONEXIM Group. Nhưng không ai nhận định đó là một quyết định sáng suốt.
Cho tới 3 tháng sau đó, dầu thô mất giá đã khơi mào một thảm họa trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các công ty Nga đều bị “quét bay” phần lớn giá trị, trong đó bao gồm cả Norilsk Nickel.
Mikhail trở thành người hiếm hoi có thể bảo toàn một phần gia tài khổng lồ của mình. Tuy vẫn dính tới một số công ty bị giảm mạnh (như Rusal và Open Investments) nhưng khoản tiền mặt 5 tỷ USD đã giúp doanh nhân người Nga ổn định vị thế của mình.
Cuối năm 2008, ONEXIM Group của Mikhail nhanh chóng mua 50% ngân hàng đầu tư Nga Renaissance Capital; mua thêm một ngân hàng nhỏ và đổi tên ngân hàng này thành IFC (viết tắt tên tiếng Anh của Viện Tài chính quốc tế MFK, gợi nhắc kỷ niệm thuở Mikhail làm quản trị MFK khi mới ra trường). Một trong các bộ phận của ONEXIM Group được Mikhail định hướng tập trung phát triển đầu tư công nghệ nano.
Đến năm 2010, “đế chế” của tỷ phú Mikhail đã phủ rộng từ khai khoáng - luyện kim, dịch vụ tài chính, cho đến công nghệ nano, thông tin truyền thông, bất động sản, thể thao. Theo tạp chí kinh doanh Finans của Nga, khi đó ông sở hữu khối tài sản trị giá 17,85 tỷ USD, giàu thứ hai đất nước.
Đến thời điểm hiện tại, theo Forbes ghi nhận, Mikhail Prokhorov vẫn đang giữ khối tài sản trị giá 11,3 tỷ USD, đứng thứ 192 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới. Phần lớn tài sản của ông là tiền mặt. Đây là con số đã chịu nhiều ảnh hưởng từ tình hình kinh tế - chính trị gần đây của Nga. Ông vẫn nắm giữ nhiều cổ phần trong các lĩnh vực năng lượng, bảo hiểm và ngân hàng của Nga.
Ở tuổi 57, Mikhail Prokhorov vẫn độc thân. Ông nổi tiếng với lối sống xa hoa, thói quen ăn chơi không tiếc tiền của mình.
Với tài sản khổng lồ, Mikhail không chỉ sắm du thuyền và hai phi cơ riêng cho riêng mình mà còn tậu hẳn một hòn đảo mang tên North Island trong Ấn Độ Dương. Ông xây một khách sạn trên hòn đảo này. Có thời điểm, ông sẵn sàng chi 150 triệu USD để xuất bản Snub, một tạp chí nhằm vào giới thượng lưu tại Nga.
Đồng thời, nhắc tới Mikhail, người ta nghĩ ngay tới những cuộc hội hè vui chơi tại các điểm nghỉ dưỡng danh tiếng như khu du lịch nổi tiếng của Pháp St. Tropez, hay vùng trượt tuyết Courchevel.
Theo truyền thông từng đưa tin, trong một dạ hội ở bãi biển của Voile Rouge (thuộc St Trope), Mikhail còn lập kỷ lục khi chiêu đãi các người mẫu một bộ sưu tập 260 chai champagne, có giá 300 euro/chai. Tổng giá trị có thể lên tới 78.000 euro, tương đương khoảng 1,8 tỷ VNĐ.
Thời điểm 2006 - 2007 là giai đoạn mà Mikhail được cánh nhà báo chú ý nhiều nhất. Họ tính toán, ông đã chi gần 20 triệu euro cho các cuộc vui ở Courchevel. Chính trong thời điểm đó, scandal có liên quan đến gái gọi của vị tỷ phú này cũng được cả thế giới biết đến. Ông bị cảnh sát Pháp bắt giữ cùng với 26 người khác, trong đó có nhiều cô gái. Sau quá trình xét hỏi, Mikhail bị tạm giam thêm 72 giờ rồi được trả tự do vì không có đủ bằng chứng để buộc tội.
Tuy vậy, vụ việc vẫn khiến cả nước Nga rúng động. Suốt một thời gian dài, đời tư của vị tỷ phú không ngừng được truyền thông chú ý.
Sau đó, Mikhail tiếp tục gây bất ngờ khi bộc lộ tham vọng chính trị của mình. Vào tháng 12 năm 2011, sau cuộc bầu cử lập pháp, ông tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống năm 2012 chống lại Vladimir Putin với tư cách độc lập. Mikhail gọi đây là "quyết định quan trọng nhất trong đời tôi".
Trong cuộc bỏ phiếu tổng thống ngày 4 tháng 3 năm 2012, Prokhorov đã thua khi chỉ giành được 7,98% số phiếu bầu, theo Bloomberg.
Nhịp sống thị trường