Cập nhật Covid-19 ngày 21/4: Tình hình dịch ở châu Âu có dấu hiệu khả quan; Thủ tướng Đức cảnh báo về đợt bùng phát thứ 2; Singapore có hơn 1.000 ca mới trong 24 giờ
Tính đến ngày 21/4, tổng số ca nhiễm nCoV trên toàn cầu là 2.478.406, trong đó có 170.306 trường hợp tử vong và 645.727 người đã hồi phục. Cho đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và lây lan đến 210 quốc gia, vùng lãnh thổ.
- 20-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 20/4: Số ca tử vong ở Mỹ tăng gấp đôi trong 1 tuần; Singapore trở thành ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á; ca nhiễm ở Thổ Nhĩ Kỳ vượt Trung Quốc
- 18-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 18/4: Mỹ có hơn 700.000 người nhiễm; số ca ở Tây Ban Nha tăng cao nhất trong 1 tuần
Mỹ ghi nhận thêm 26.989 ca nhiễm mới trong 1 ngày, nâng tổng số ca lên 791.625, số trường hợp tử vong là 42.458, tăng 1.883 so với ngày hôm trước. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo mới đây cho biết các nhân viên y tế tuyến đầu nên được trả mức lương hậu hĩnh, thưởng 50% lương bởi 1/3 số đó là thành viên của các gia đình thu nhập thấp và số lượng lớn là người da màu. Trong khi đó, ông Cuomo dự kiến sẽ thực hiện một cuộc thảo luận về cách hỗ trợ các bang ứng phó đại dịch với Tổng thống Donald Trump vào ngày 21/4.
Tại Tây Ban Nha, số trường hợp nhiễm và tử vong do virus corona là 200.210 và 20.852, tăng 1.536 và 399 ca so với ngày hôm trước. Theo Giám đốc Trung tâm Điều phối các trường hợp khẩn cấp của Bộ Y tế Tây Ban Nha Fernando Simon, số ca nhiễm mới ở nước này tiếp tục giảm dù quy mô xét nghiệm được mở rộng. Điều này cho thấy tỷ lệ lây lan của bệnh dịch có thể thấp hơn dự kiến.
Italy ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất kể từ ngày 10/3, trong bối cảnh các cố vấn chính phủ kêu gọi nới lỏng lệnh phong toả. Ngày hôm qua, nước này ghi nhận thêm 2.256 trường hợp nhiễm mới, trong khi hôm trước là 3.047. Hiện tại, tổng số ca nhiễm là 181.228. Ngoài ra, số trường hợp tử vong cũng giảm, ghi nhận thêm 454 ca vào ngày thứ Hai lên 24.114 ca. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có 1.822 bệnh nhân hồi phục.
Trong khi đó, Pháp có thêm 2.832 ca nhiễm mới, tăng lên 178.774, cao hơn so với 2 ngày trước nhưng vẫn thấp hơn so với những ngày trong các tuần gần đây. Số bệnh nhân nhập viện cũng giảm ngày thứ 6 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần và số bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt cũng giảm 12 ngày liên tiếp. Quốc gia này có hơn 20.000 tử vong, ca tử vong ở các viện dưỡng lão mới được đưa vào số liệu chính thức trong tháng này. Sắp tới, Pháp sẽ công bố kế hoạch thực hiện trong 2 tuần nhằm dỡ bỏ dần lệnh hạn chế.
Đức ghi nhận thêm 1.323 người nhiễm mới, tăng lên 147.065, trong đó có 4.862 người chết, có thêm 220 trường hợp tử vong. Hiện tại, tại Đức, các cửa hàng hoa, cửa hàng thời trang, bán xe đạp và ô tô, cùng những cửa hàng nhỏ hơn 800m2 đã được phép mở cửa lại. Ở Berlin, một số trường đã cho phép sinh viên năm cuối làm bài thi, trong khi phải đeo khẩu trang và đáp ứng quy định giãn cách. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel đã cảnh báo về làn sóng lây lan thứ 2 nếu các biện pháp phong toả được dỡ bỏ quá nhanh.
Các bệnh viện tại Anh đã ghi nhận 449 trường hợp tử vong do nCoV, ghi nhận mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ ngày 6/4. Hơn nữa, số ca nhiễm mới cũng giảm so với ngày hôm trước, có thêm 4.676 trường hợp, nâng tổng số lên 124.743. Phó Giám đốc Cơ quan Y tế Anh Jenny Harries cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh tại nước này đã tăng với tốc độ chậm lại, dù có nhiều người được xét nghiễm mỗi ngày.
Tại Đông Nam Á, số ca nhiễm đã vượt mức 30.000. Singapore hiện là ổ djch lớn nhất khu vực với 8.014 ca nhiễm, có thêm 1.426 trường hợp trong 24 giờ, và 11 trường hợp tử vong. Trong khi đó, các ca nhiễm mới chủ yếu là lao động nước ngoài sống trong ký túc xá, chiếm tỷ lệ tới 90%.