Cập nhật Covid-19 ngày 22/4: Một số quốc gia châu Âu dần dỡ bỏ lệnh hạn chế; Singapore tiếp tục ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm trong 24 giờ
Tính đến ngày 22/4, tổng số ca nhiễm nCoV trên toàn cầu là 2.554.568, trong đó có 177.402 trường hợp tử vong và 690.039 người đã hồi phục. Cho đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và lây lan đến 210 quốc gia, vùng lãnh thổ.
- 21-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 21/4: Tình hình dịch ở châu Âu có dấu hiệu khả quan; Thủ tướng Đức cảnh báo về đợt bùng phát thứ 2; Singapore có hơn 1.000 ca mới trong 24 giờ
- 20-04-2020Cập nhật Covid-19 ngày 20/4: Số ca tử vong ở Mỹ tăng gấp đôi trong 1 tuần; Singapore trở thành ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á; ca nhiễm ở Thổ Nhĩ Kỳ vượt Trung Quốc
Mỹ ghi nhận thêm 25.193 ca nhiễm mới trong 1 ngày, nâng tổng số ca lên 817.952, số trường hợp tử vong là 45.279, tăng 2.765 so với ngày hôm trước. Theo Deborah Birx - quan chức y tế hàng đầu thuộc lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của Tổng thống Trump, hầu hết tất cả các khu đô thị ở Mỹ đều ghi nhận sự tiến triển, khi số ca nhiễm dường như đang được "san phẳng". Ngày hôm qua, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp tạm thời, đình chỉ người nhập cư vào Mỹ trong bối cảnh quốc gia này nỗ lực ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Tại Tây Ban Nha, số trường hợp nhiễm và tử vong do virus corona là 204.178 và 21.282, tăng 3.968 và 430 ca so với ngày hôm trước. Giới chức y tế cho biết dịch bệnh tại nước này đã đạt đỉnh vào ngày 2/4, gần 3 tuần sau khi lệnh phong toả được áp dụng, do đó tình hình dịch bệnh đang dần cải thiện.
Italy ghi nhận số ca phục hồi và nhiễm mới gần như tương đương nhau. Ngày hôm qua, nước này có 2.729 trường hợp nhiễm bệnh mới, trong khi số bệnh nhân hồi phục là 2.723. Hiện tại, tổng số ca nhiễm là 183.957, với 24.648 trường hợp tử vong, tăng 534 trong vòng 24 giờ. Trong khi đó, Thủ tướng Giuseppe Conte đã có kế hoạch thận trọng nới lỏng dần lệnh hạn chế trên cả nước.
Pháp có thêm 2.667 ca nhiễm mới, tăng lên 158.050, số trường hợp tử vong thêm 531 nâng tổng số lên 20.796. Hiện tại, quốc gia này đang tiến hành cách ly người nhiễm với tình trạng sức khoẻ ổn định tại khách sạn, nhằm tránh trường hợp làn sóng dịch bệnh thứ 2 bùng phát. Theo dự kiến, Pháp sẽ dỡ bỏ các biện pháp phong toả từ ngày 11/5.
Đức ghi nhận thêm 1.226 người nhiễm mới, tăng lên 148.291, trong đó có 5.033 người chết, có thêm 171 trường hợp tử vong. Các cửa hàng hoa, cửa hàng thời trang, bán xe đạp và ô tô, cùng những cửa hàng nhỏ hơn 800m2 đã được phép mở cửa lại. Ở Berlin, một số trường đã cho phép sinh viên năm cuối làm bài thi, trong khi phải đeo khẩu trang và đáp ứng quy định giãn cách. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel đã cảnh báo về làn sóng lây lan thứ 2 nếu các biện pháp phong toả được dỡ bỏ quá nhanh.
Số ca nhiễm ở Anh tăng 4.301 trong 1 ngày lên 129.044, xác nhận thêm 828 trường hợp tử vong, nâng tổng số lên 17.337. Theo nhiều chuyên gia, số ca tử vong thực tế tại nước này có thể cao hơn nhiều, do số liệu chính thức không bao gồm những ca tử vong tại nhà và viện dưỡng lão.
Hiện tại, 1 số nước châu Âu đã dần dỡ bở lệnh hạn chế. Serbia đã nới lỏng quy định phong toả nghiêm ngặt nhất tại châu Âu, cho phép các doanh nghiệp nhỏ mở cửa trở lại và nới lỏng lệnh giới nghiêm hàng ngày - yêu cầu người dân ở trong nhà kể từ giữa tháng 3. Tại Croatia, công dân hiện có thể di chuyển giữa các quận. Slovenina cũng mở cửa lại một số doanh nghiệp hôm 20/4, trong khi thủ tướng Hy Lạp Minister Kyriakos Mitsotakis sẽ công bố kế hoạch đưa xã hội trở lại bình thường.
Tại Đông Nam Á, Singapore hiện là ổ djch lớn nhất khu vực với 9.125 ca nhiễm, có thêm 1.111 trường hợp trong 24 giờ, và 11 trường hợp tử vong - không tăng so với ngày hôm trước. Hiện tại quốc gia này đang đối diện với làn sóng lây lan thứ 2, trong khi đó, các ca nhiễm mới chủ yếu là lao động nước ngoài sống trong ký túc xá, chiếm tỷ lệ tới 90%.