Cặp vợ chồng 8x bỏ phố về quê, dựng nên cơ ngơi trị giá tiền tỷ bên cánh đồng: Mái ấm đặc biệt với cả 2 bên nội ngoại, gắn kết con người, mở ra thiên nhiên
Ngôi nhà 200 mét vuông là mái ấm của gia đình nhỏ và ông bà hai bên nội ngoại. Không gian sống lý tưởng tại nơi thôn quê, tránh xa xô bồ chốn thị thành khiến nhiều người phải ghen tị.
- 20-11-20213 thiếu sót lớn khiến bạn dù nỗ lực chăm chỉ cách mấy thì cơ hội được thăng chức, tăng lương cũng không tới lượt
- 20-11-2021Triệu phú có 400 triệu USD vẫn đi siêu thị mua gà 110k, quần 440k: ‘Tôi cực ghét lãng phí tiền, chẳng bao giờ xấu hổ vì mua hàng giảm giá’
- 20-11-2021Nhập viện vì ăn món thịt khoải khẩu, bệnh nhân 53 tuổi tá hỏa khi phát hiện ra thủ phạm gây viêm tụy cấp tính: Bữa ăn người Việt chẳng còn lạ gì!
Nhà thiết kế Trình Phương và chồng Tiểu Ngô đều là con một, sinh ra và lớn lên ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Sau một thời gian đắn đo, cặp vợ chồng trẻ 8x đã quyết định chi 1,5 triệu NDT (khoảng 5,3 tỷ đồng) để xây một ngôi nhà bên cánh đồng lúa, đưa con cái và cha mẹ hai bên đến sống trong ngôi nhà đặc biệt này.
Vào đầu năm 2017, vợ chồng Trình Phương chuyển về ngôi làng nhỏ ở phía bắc Gia Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc. Họ xây một ngôi nhà hơn 200 mét vuông, tiếp giáp với cánh đồng lúa chín vàng và con sông lớn.
Công trình quan trọng nhất trong sự nghiệp
Trình Phương là một nhà thiết kế nội thất. Dù đã tham gia rất nhiều dự án nhưng đây là lần đầu tiên cô bắt tay vào để tạo ra ngôi nhà cho chính mình. Đây sẽ là không gian sống cho gia đình bảy người bao gồm: Bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, hai vợ chồng và con trai. Một trải nghiệm như vậy có lẽ chỉ có một lần trong đời.
Bố chồng của Trình Phương lớn lên ở Chiết Giang nhưng sau sau này đi lập nghiệp ở nơi khác. Do công việc, ông chỉ thỉnh thoảng về thăm gia đình. Sau khi nghỉ hưu, mong muốn lớn nhất của ông là được về quê để phụng dưỡng các cụ.
Tình cờ có một ngôi nhà cũ đổ nát trên khu đất của gia đình, Trình Phương và cha mẹ bỗng nảy ra ý tưởng xây lại một căn nhà mới ở đây. Ngay sau đó, vợ chồng cô bắt tay vào công việc xây dựng tổ ấm cho cả gia đình.
Gia đình bảy người sống cùng nhau
Do cả hai đều là con một nên đầu mang trên vai trọng trách phụng dưỡng cha mẹ. Để thuận tiện cho cả hai bên, vợ chồng Trình Phương đã quyết định đón cả ông bà ngoại đến ở cùng.
Ngôi nhà cao hai tầng rưỡi, rộng hơn 200m2. Vẻ ngoài của nó trông giống như một vài khối hộp vuông được ghép lại với nhau. Mặt bắc hướng ra cánh đồng lúa lớn, mặt nam xây lại sân nhỏ lợp ngói từ ngôi nhà dột nát trước đây.
Do bố mẹ ngày càng già yếu, chân đi không thuận tiện nên Trình Phương và Tiểu Ngô dành toàn bộ tầng trệt cho bố mẹ chồng. Ở đây có phòng ngủ, nhà vệ sinh, sân ngoài trời đáp ứng mọi sinh hoạt hàng ngày của họ. Tầng 2 là không gian sinh hoạt của hai vợ chồng và ông bà ngoại.
Điều may mắn là trong thời gian chung sống, những mâu thuẫn nhỏ nhặt đều được giải quyết dễ dàng.
Tại đây, những người lớn tuổi có thể trở về cuộc sống an dưỡng tuổi già: Trò chuyện với hàng xóm, đưa cháu trai đi xem ruộng lúa, dạo quanh ruộng rau, câu cá mùa xuân... Những ngôi nhà chung cư ở thành phố dù lớn hay sang trọng đến đâu cũng không thể mang đến cho họ những trải nghiệm như vậy.
Đồng thời, con của Trình Phương cũng có thể cảm nhận được cuộc sống đồng quê thoải mái và có tuổi thơ đúng nghĩa.
Ở thành phố, mọi người luôn bận rộn với công việc và các hoạt động giải trí xã hội. Thông thường vào những ngày nghỉ ngơi, hầu hết đều muốn đi chơi với bạn bè, vì vậy, thời gian bên gia đình cũng bị giảm bớt. Ngôi nhà nông thôn này đã một lần nữa gắn kết gia đình nhỏ của 7 người.
Tổ ấm giản dị nép mình bên đồng lúa
Ngôi nhà được thiết kế với những đường nét giản dị nhưng không kém phần độc đáo.
Không gian thoáng đãng ở bên trong.
Cách bài trí của phòng ngủ khác với những ngôi nhà thông thường. Chiếc giường được cố tình đặt giữa phòng để tiện cho ông bà đi lại. Sáng nằm trên giường cũng có thể phóng tầm mắt ra sân ngoài trời.
Phòng trà nhỏ ở phía bắc là nơi bố cùng hàng xóm và những người bạn cũ thường uống trà. Sàn được thiết kế nâng lên, trải chiếu tatami tạo ra một không gian truyền thống.
Cửa sổ của căn phòng được chia thành hai lớp. Lớp kính trong suốt bên dưới hướng tiểu cảnh phong cảnh kiểu Nhật ở bức tường gần đó. Sau khi mở cửa sổ lưới phía trên, phía xa là một cánh đồng lúa bất tận.
Ở trung tâm là không gian sinh hoạt của những người lớn tuổi với một phòng ăn rộng rãi.
Các phòng trong ngôi nhà chủ yếu được thiết kế theo hướng mở.
Để xuống phòng khách phải đi bộ vài bậc thang. Đây là không gian dành để tiếp khách đến thăm nhà. Ở đây có thể nhìn ra toàn bộ cánh đồng...
Phía sau phòng khách có hai bậc thang lên phòng làm việc, không gian này hoàn toàn mở, được ngăn cách bằng lan can.
Không gian làm việc của vợ chồng Trình Phương. Từ đây, cô cũng có thể quan sát các con mình chơi đùa.
Ở các thành phố, nhiều thành viên gia đình sống trong cùng một ngôi nhà thường bị nhốt trong những căn phòng riêng và việc giao tiếp phụ thuộc vào WeChat. Tuy nhiên ở quê, mọi người chủ yếu giao tiếp bằng cách truyền thống nhất. Do đó, cô hạn chế mọi vật cản để âm thanh trong nhà được vang vọng tốt hơn.
Các bức tường trong và ngoài ngôi nhà đều được làm từ bùn xám tảo cát, đây là một loại vật liệu rất thân thiện với môi trường. Các cột và dầm của mái và hiên còn giữ nguyên cách đổ xi măng như ban đầu.
Vùng quê phía nam sông Dương Tử thường mang đến cho mọi người cảm giác trầm lặng: Màu tường trắng của những ngôi nhà cổ bị sạt lở, gạch ngói lộ ra, những ngày mưa dầm dề không dứt...
Tông màu xám này làm nền lớn cho khung cảnh thiên nhiên vùng nông thôn, tạo nên những cánh đồng lúa chín vàng và những đầm sen vào mùa hè vô cùng rực rỡ.
Khi những người hàng xóm đến thăm, họ sẽ hỏi gia đình rằng: "Mọi người không định trang trí nó à?". Trên thực tế, những gì Trình Phương muốn thể hiện là diện mạo nguyên sơ và nguyên thủy nhất của ngôi nhà. Đồng thời cô kết hợp sử dụng nhiều chất liệu gỗ có tông màu ấm để không gian được hài hòa.
Có thể nói ngôi nhà của Trình Phương và Tiểu Ngô chính là một mái ấm đúng nghĩa. Đây là không gian an hưởng tuổi già cho cha mẹ đồng thời nuôi dưỡng tuổi thơ của những đứa nhỏ. Bên cạnh đó, nó cũng là nơi dừng chân cho những người trẻ muốn tránh khỏi xô bồ và chật chội ở thành phố...
Theo Sohu