Cậu bé 15 tuổi phải bỏ học vì nghèo, 25 tuổi trở thành tỷ phú dạy người khác cách kiếm tiền: Kẻ yếu bị đánh bại trước khó khăn, kẻ mạnh biến nghịch cảnh thành cơ hội
Bỏ học năm 15 tuổi, Chu Văn Cường phải ra xã hội bươn chải, mang theo sứ mệnh cứu cả gia đình. Với trí thông minh và nhiệt huyết của bản thân, chàng trai nghèo học hỏi, khởi nghiệp, đầu tư, kinh doanh cổ phiếu rồi mua nhà và trở thành tỷ phú. Cuộc hành trình đầy chông gai suốt một thập kỷ đã giúp anh thay đổi vận mệnh cuộc đời mình, thay đổi vận mệnh của một dòng họ.
- 22-10-2021Tư duy làm giàu của người Do Thái ghê gớm đến nhường nào: 4 bài học khôn ngoan sẽ khiến bạn thay đổi quan niệm, nâng cấp cơ hội, giàu có trong tầm tay
- 22-10-2021Lương chưa tới 10 triệu/ tháng vẫn dư sức mua nhà: Sẽ không viển vông nếu bạn biết tới 5 “chiêu” này
- 21-10-2021Muốn nhanh giàu thì phải chấp nhận “mất” đi 5 thứ này: Người khôn ngoan "đánh đổi càng sớm", thành công càng nhanh
Chàng trai không tin vào số mệnh, chỉ tin tưởng vào chính mình
Năm 2003, một thiếu niên nghèo 16 tuổi nhận được một quảng cáo từ một trường đào tạo máy tính có nội dung: "Kiến thức thay đổi số phận, học tập thay đổi cuộc đời".
Cầm tờ quảng cáo chạy về nhà dù không biết máy tính dùng để làm gì nhưng từ đây, anh cảm thấy rằng số phận của mình sẽ được thay đổi. Về đến nhà, anh ta đưa cho mẹ xem tờ quảng cáo và nói một cách đầy hào hứng: "Mẹ ơi, con không muốn đi làm công nhân nữa, con đi học máy tính, con muốn kiếm tiền bằng trí óc!"
Một tia sáng thoáng chốc ánh lên trong mắt người mẹ già nhưng rồi vụt tắt, bà lại thở dài và nói: "Đừng ngốc nữa, mẹ đã đi xem bói cho con rồi, người ta nói rằng cuộc đời của con chỉ có thể làm thuê làm mướn mà thôi."
Dù vậy, chàng thanh niên trẻ tuổi không tin vào những lời bói toán vớ vẩn, anh chỉ tin vào bản thân mình. Những ngày sau đó, anh say sưa học máy tính nhưng mẹ anh không đồng ý và nói: Nếu con vẫn không tìm được việc làm sau khi học tin học thì sao? Đừng phí tiền vô ích nữa, nhiệm vụ quan trọng nhất của gia đình chúng ta bây giờ là tiết kiệm tiền, con nên đi làm thêm vài năm nữa để kiếm chút tiền, rồi xây nhà, cưới vợ".
Bất chấp sự phản đối của mẹ, trong cơn tức giận, anh đã chọn cách bỏ nhà đi và bắt đầu con đường vừa làm vừa tiết kiệm tiền để học máy tính.
Cậu thiếu niên ấy là Chu Văn Cường, sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường ở Huy Huyện, Hà Nam, Trung Quốc. Cha anh và hai người ngoài khác điều hành một nhà máy gạch, mẹ làm nông. Năm 2002, nhà máy gạch của cha nợ 350.000 NDT do quản lý yếu kém, hai đối tác bỏ trốn để một mình cha anh gánh nợ, bị khởi tố và đẩy vào tù 5 năm vì không có tiền trả nợ.
Từ ngày cha ở tù, cả gia đình chỉ còn mỗi mẹ anh gánh vác mọi chuyện, từ chi phí sinh hoạt đến tiền học phí của cậu con trai. Chu Văn Cường sau này nhớ lại, ngậm ngùi: "Trong vòng chưa đầy ba tháng, người mẹ 54 tuổi của tôi đã bạc trắng hết cả tóc. Sau đó, bà còn vô tình bị ngộ độc thuốc trừ sâu và đổ bệnh ..."
Tại thời điểm đó, anh và mẹ phải đi vay mượn họ hàng và bạn bè vì không có tiền chữa bệnh, thế nhưng vay mượn khắp nơi cũng chẳng được mấy đồng. Lúc này, chàng trai trẻ 15 tuổi đã phải đưa ra một quyết định khó khăn nhất cuộc đời: bỏ học. Anh quyết tâm cứu cha,giúp mẹ và thay đổi số phận của gia đình.
Lý tưởng cao đẹp bao nhiêu, thực tế lại phũ phàng bấy nhiêu
Đối với hầu hết mọi người, ai cũng có hai con đường trong cuộc sống: Một là học thật giỏi và tìm một công việc tốt trong tương lai, hai là trau dồi tốt các kỹ năng và tìm kiếm một công việc tốt.
Với Chu Văn Cường, con đường đầu tiên không thể đi được nữa nên anh chọn con đường thứ hai. Anh đến một cửa hàng sửa chữa ô tô và học việc. Tuy làm quần quật từ 7 giờ sáng đến tối muộn mỗi ngày nhưng nhưng ông chủ không trả lương. Khi được hỏi, anh nhận được câu trả lời là chỉ được nhận lương sau hai năm học việc. Chàng trai trẻ nghĩ: "Hai năm thì mình có thể đợi, nhưng cha mẹ thì không". Vậy là anh nghỉ việc.
Những năm tháng sau đó, anh đổi việc liên tục, từ làm công nhân ở nhà máy rồi chuyển sang công trường. Đến năm 16 tuổi, nghe nói việc xây dựng đường dây cao thế lương cao hơn, anh lại nhảy việc và chỉ dừng công việc nguy hiểm này khi tận mắt chứng kiến một đồng nghiệp bị ngã và chết ngay tại chỗ.
Sau đó, công việc ở công trường trên núi cũng chẳng thể giữ chân chàng thanh niên trẻ ở lại. Sợ cô đơn ở chốn hoang vu khiến chàng trai 16 tuổi không nhìn thấy một chút ánh sáng và hy vọng nào cho tương lai. Chu Văn Cường cho biết, đó là lần đầu tiên trong đời anh nghĩ đến việc tự tử. Nhưng nghĩ rằng mẹ già vẫn còn lo lắng cho mình và người cha vẫn chờ đợi sự cứu rỗi, anh lại tiếp tục sống.
Kẻ yếu bị đánh bại trước khó khăn, còn kẻ mạnh biến nghịch cảnh thành cơ hội
Suốt một năm đó, Chu Văn Cường tích góp được 4.300 NDT. Trên đường về quê đón Tết, anh bắt gặp một quảng cáo của trường máy tính, học phí chính xác bằng số tiền anh có được. Cảm thấy sự trùng hợp bất ngờ này như một cái duyên, chàng trai trẻ quyết định thay đổi cuộc đời mình, lấy toàn bộ số tiền có được để đóng học phí. Không một xu dính túi, anh đến quán cà phê Internet để xin việc với mức lương 200 nhân dân tệ một tháng.
"Tôi tham gia các lớp học vào ban ngày và làm việc vào ban đêm. Nhất định, tôi phải hoàn thành một năm học máy tính đó", Chu Văn Cường nói.
Sau khi tốt nghiệp, anh xin nghỉ việc ở quán. Ông chủ tức giận trừ lương rồi ném 100 tệ còn lại vào mặt anh. Chịu đựng sự sỉ nhục này, Chu văn Cường thề trong lòng rằng phải thành công để không bị người khác coi thường nữa. Anh nhặt tiền lên và bắt đầu con đường tìm việc mới, sự nghiệp kinh doanh bán máy tính bắt đầu.
Một ngày nọ, anh tìm thấy cuốn sách "Cha giàu, cha nghèo" của Robert Kiyosaki, cuốn sách chủ yếu nói về cách tác giả tự học kinh doanh tài chính từ người cha giàu và dấn thân vào con đường giàu có.
Từ cuốn sách này, Chu Văn Cường cảm thấy rằng mình có thể thay đổi vận mệnh. Vì vậy, anh đọc tất cả các tác phẩm của tác giả, thậm chí còn chép tay nhiều lần, nghiền ngẫm mỗi ngày. Thông qua nội dung những cuốn sách, anh đã vẽ ra sơ đồ đường đời của Kiyosaki và quyết định "sao chép" cuộc đời của Kiyosaki.
Sau khi chia sẻ ý tưởng của mình, chàng trai trẻ bị bạn bè cười nhạo. Người bạn gái khi đó thậm chí còn cảm thấy rằng anh bị tẩy não. Sau nhiều cuộc cuộc cãi vã, họ chia tay. Tuy nhiên, Chu Văn Cường không hề nản lòng mà càng quyết tâm học tài, vươn lên.
Khi đang làm việc và học tập về kinh doanh tài chính ở Lạc Dương, Chu Văn Cường nghe tin Công ty TNHH Công nghệ Mạng Trực tuyến Rich Dad Bắc Kinh thành lập, Robert Kiyosaki đích thân đến đào tạo, giảng dạy. Một lần nữa anh lại cầm hết tiền tiết kiệm và đến Bắc Kinh. Sau khi học được một năm, anh khăn gói lên đường đến Thâm Quyến vì nhìn thấy nhiều cơ hội ở thành phố này. Từ quyết định này, chàng trai Chu Văn Cường sau này đã tạo nên vô số kỳ tích.
Thành công rực rỡ
Sau khi bắt kịp sự phát triển công nghệ thông tin, ở tuổi 20, Chu Văn Cường kiếm được 1 triệu NDT đầu tiên trong đời thông qua trang Chuangjiayuan.com. Ở tuổi 21, anh đã cống hiến hết mình cho sự phát triển của ngành bất động sản, tạo ra lợi nhuận cao 30 triệu NDT trong 8 tháng chỉ với 20.000 NDT. Năm 23 tuổi, với sự trợ giúp của nền tảng tích hợp các nguồn lực, anh thành lập liên tiếp 3 công ty và hiện thực hóa thành công quyền tự do làm giàu.
Chàng trai trẻ ngày nào giờ đây đã thành công trong đi theo con đường của Kiyosaki. Thậm chí anh đã đi trước 24 năm so với thời điểm Kiyosaki nhận ra sự giàu có và tự do tài chính của mình!
Năm 25 tuổi, Chu Văn Cường bắt đầu thành lập công ty giáo dục đào tạo tư tưởng mới. Năm 26 tuổi, anh có rất nhiều công ty trên khắp cả nước và giờ đây đã trở thành tỷ phú.
Vào tháng 6 năm 2012, thông qua một bài phát biểu của Robert Kiyosaki tại Thượng Hải, Chu Văn Cường một lần nữa quyết tâm trở thành một siêu diễn giả, truyền bá những ý tưởng cốt lõi của kinh doanh tài chính, giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc nhận ra tự do giàu có, thịnh vượng về thể chất và tinh thần.
Vậy là, trải qua hành trình đầy chông gai kéo dài, chàng thanh niên nghèo ngày nào giờ đây không chỉ thành công thay đổi vận mệnh nhà họ Chu, mà còn gặt hái được nhiều quả ngọt, lan tỏa kiến thức và những điều tốt đẹp đến với xã hội. Quả đúng là người thành công không tin vào vận mệnh, nơi họ đặt niềm tin là chính bản thân mình.
(Theo Toutiao)