MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Apple mất gì khi Steve Jobs không còn quay lại?

25-08-2011 - 11:05 AM |

Năm 1997, Steve Jobs đã từng quay lại và hồi sinh cho Apple khi công ty này đứng trên bờ vực phá sản. Và giờ đây, khi Steve Jobs đã tuyên bố từ chức, Apple sẽ còn mất những gì?

Apple có những sản phẩm thành công đến không thể tin nổi: iPad 2 là chiếc tablet (máy tính bảng) duy nhất được chú ý, còn iPhone thì đạt lợi nhuận cao nhất trên thị trường smartphone (điện thoại thông minh), còn Mac là thương hiệu máy tính cá nhân duy nhất vẫn tiếp tục tăng trưởng trong khi toàn thị trường đang thu nhỏ lại. Tất cả những sản phẩm này đều đã có ít nhất là 1 phiên bản mới cập nhật.

Apple đã đến đúng vị trí chiến lược trước mọi đối thủ: cả Google (với vụ thu mua Motorola) và Microsoft (với vụ liên minh cùng Nokia) đều cơ bản nhận ra rằng họ cần phải phát triển cả phần cứng lẫn phần mềm mới có thể cạnh tranh trên thị trường smartphone.

Apple vẫn đang xếp sau hai công ty kể trên về mảng dịch vụ trực tuyến – phần thứ 3 của đẳng thức thành công – nhưng ít nhất hãng cũng đã nhận ra vấn đề và sẽ cố gắng giải quyết nó với iCloud.

Nhưng sẽ mất đến 2 hay 3 năm nữa? Một khi Steve Jobs không trở lại, Apple sẽ mất những điều sau:

Người phân xử cuối cùng: Rất nhiều công ty lớn đang bị sa lầy vào những cuộc chiến quan liêu nội bộ - đó là căn bệnh đặc thù của Microsoft, và HP với tuyên bố chiến lược vụng về trong tuần trước cũng dẫn đến những rắc rối chính trị trong nội bộ tập đoàn này. Nhưng đó chưa bao giờ là vấn đề với Steve Jobs trong việc điều hành Apple. Tất cả mọi người đều tôn trọng ông, ông biết từng bộ phận của công ty đang làm gì, và ông không sợ phải đưa ra những thay đổi lớn khi công ty gặp vấn đề nào đó. Các CEO khác có thể cũng thông minh và nghị lực không kém, nhưng họ không thể sánh được với ông về mức độ trọng vọng kể từ khi ông – người sáng lập Apple – đã quay lại để vực công ty dậy từ cõi chết.

Nhà hoạch định sản phẩm: Jobs bị ám ảnh bởi việc đơn giản hóa và loại bỏ những thứ rườm rà: ông đã cắt giảm dòng sản phẩm Mac xuống còn một vài mẫu khi ông quay trở lại, phản đối việc con chuột Apple có 2 nút bấm, và khăng khăng rằng iPhone không phải cố làm được mọi thứ cùng một lúc. Các nhân viên Apple khác cũng hiểu được điều đó, nhưng không chắc rằng liệu có ai đủ khả năng điều hành tốt được như cách mà Jobs đã làm. Đặc biệt là khi các nhóm sản phẩm hay các cá nhân nhìn thấy một cơ hội mới để giành được địa vị và khiến mọi người phải lắng nghe ý kiến của mình. Và nếu chuyện này xảy ra, thì Apple có lẽ đã vấp phải tình trạng đấu tranh nội bộ như các tập đoàn trong ý trên.

Nhà tuyển dụng có sức hút cực lớn: Apple đã để tuột mất giám đốc bán hàng Ron Johnson, và Jony Ive – giám đốc thiết kế sản phẩm cũng đang được đồn là sẽ rời bỏ công ty. Tuy vậy, ngày nay tất cả mọi người đều mong muốn được làm việc cho Apple, một phần là vì thành công vang dội của công ty – nhưng cũng rất có thể là do họ ngưỡng mộ những câu chuyện huyền thoại về Steve Jobs.

Biểu tượng văn hóa hiện đại. Steve Jobs gắn liền với báo chí – trong đó có cả những tờ báo nổi tiếng. Liệu các phương tiện truyền thông có van nài Tim Cook hay Phil Schiller hãy chú ý đến mình mỗi khi phát biểu? Đừng quá hi vọng vào điều đó. Và như vậy cũng có nghĩa là có thể bạn sẽ không còn được thấy mỗi tuyên bố về sản phẩm của Apple trên các kênh tin tức truyền hình địa phương như thời gian Steve Jobs còn nắm quyền nữa.

Thu Thủy

thuthuy

BusinessInsider

Trở lên trên