MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách Alibaba 'hô biến' nông dân Trung Quốc thành triệu phú

09-05-2014 - 15:59 PM |

Cách xa phố Wall hàng ngàn dặm, nơi tập đoàn Alibaba chuẩn bị cho vụ IPO đình đám, các nông dân Trung Quốc đang đổi đời từ máy kéo thành xế hộp hạng sang, nhờ vận may được gã khổng lồ Internet này ban phát.

Nội dung nổi bật:

Doanh thu thị trường thương mại điện tử Trung Quốc năm 2012 là 210 tỷ USD và được dự đoán là sẽ vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới vào cuối năm nay. 

- Là ông vua thống trị thị trường thương mại điện tử nước này, Alibaba đã giúp hàng ngàn nông dân Trung Quốc đổi đời bằng cách kết nối họ với người tiêu dùng khắp nơi ở Trung Quốc và trên thế giới. 

- Baigou, một tỉnh phía bắc của Hà Bắc, là một trong những địa điểm lớn nhất trong số khoảng 20 "làng Taobao" ở Trung Quốc - những vùng nông thôn mà cáchàng của Taobao đang thuê hơn 10% dân cư địa phương và thu được hơn 10 triệu Nhân dân tệ mỗi năm.

-  Những ngôi làng Taobao sản xuất đủ mặt hàng trong các xưởng sản xuất quy mô nhỏ. Thay vì trước đây nông dân Trung Quốc thường đổ xô đến các đô thị lớn để kiếm nguồn thu nhập tốt hơn, thì nay, họ có thể ở lại làng và kết nối với những người mua hàng qua Internet.



Cách xa phố Wall hàng ngàn dặm, nơi tập đoàn Alibaba chuẩn bị cho vụ IPO đình đám, các nông dân Trung Quốc đang đổi đời từ máy kéo thành xế hộp hạng sang, nhờ vận may được gã khổng lồ Internet này ban phát.

Những ngôi làng Taobao

"Tất cả công việc kinh doanh của chúng tôi giờ đây đều tiến hành trên Internet", ông Huang Jianqiao, một nông dân lớn lên ở vùng nông thôn nghèo khó, nhưng nay đang chễm chệ đi làm trong xế hộp hiệu Jaguar đen, vừa cùng vợ bay đến Paris nghỉ dưỡng. Ông Huang kiếm 30 triệu Nhân dân tệ (4,8 triệu USD) mỗi năm từ một cửa hàng bán túi xách online.

Ông Huang là một trong số hàng ngàn nông dân Trung Quốc đang đổi đời bằng cách sử dụng những nền tảng bán lẻ trực tuyến được cung cấp bởi Alibaba.

Alibaba là ông vua thống trị thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, một khi các nhà đầu tư hứng lên, giá trị công ty này trong cuộc IPO sắp tới trên sàn chứng khoán Mỹ có thể bị đẩy lên đến... 200 tỷ USD.

Ra khỏi căn phòng sang chảnh ở New York để đến một xứ sở khác, nơi đây là kho hàng của ông Huang ở Baigou, với những thùng các-tông chất cao như núi đang chờ giao hàng đến các thành phố và làng mạc trên khắp Trung Quốc.

Một trong những tài sản chính của Alibaba là trang web thương mại điện tử Taobao. Trang này cho phép ông Huang chào bán những chiếc túi mà doanh nghiệp ông sản xuất đến hàng triệu khách hàng tiềm năng ở Trung Quốc.

"Đó là một nền tảng khởi nghiệp phù hợp với rất nhiều người như chúng tôi mà dường như không có bất cứ rào cản nào", ông Huang cho hay.

Baigou, một tỉnh lị phía bắc của Hà Bắc, là một trong những địa điểm lớn nhất trong số khoảng 20 "làng Taobao" ở Trung Quốc - những khu vực ở nông thôn mà các cửa hàng của Taobao đang thuê hơn 10% dân cư địa phương và thu được hơn 10 triệu Nhân dân tệ mỗi năm.


Ai cũng có thể làm ông chủ

"Ngày trước tôi nghèo lắm, chẳng có nhà hay xe hơi thế này đâu. Nhưng giờ thì tôi có đủ khả năng rồi, tôi còn đưa vợ đi du lịch nước ngoài nữa đấy", ông Huang cho biết thêm, "Đây là cuộc sống mà Taobao đã mang lại cho tôi"".

Kho hàng của Huang luôn huyên náo nhộn nhịp với những công nhân trẻ đang đóng gói ba lô và ví da vào túi nilon, chất đống trên sàn nhà trước khi được nhân viên giao hàng mang đi.

Ông Huang Jianqiao ở kho hàng của mình.

Những ngôi làng Taobao sản xuất đủ mặt hàng - từ áo phông T-shirt đến giỏ đan bằng gai - trong các xưởng sản xuất quy mô nhỏ. Thay vì trước đây nông dân Trung Quốc thường đổ xô đến các đô thị lớn để kiếm nguồn thu nhập tốt hơn, thì nay, họ có thể ở lại làng và kết nối với những người mua hàng trực tuyến qua Internet.

"Chỗ này về nhà tôi chỉ mất có 10 phút", Li Dan, một nhân viên kho 22 tuổi cho hay. Cô đang đảm nhiệm việc nhận đơn đặt hàng và dán địa chỉ lên bao bì , nhưng cô hi vọng sẽ mở một cửa hàng riêng của mình. 

Sau một thời gian bạn có thể tự kinh doanh riêng. Một số người làm việc ở đây nhưng có doanh nghiệp ngay bên cạnh, chỉ cần mua một cái laptop là họ có thể chăm chút cho cửa hàng trực tuyến của mình trong thời gian rảnh rỗi.

Mùi da thuộc lan tỏa khắp nhà máy này, nơi hàng chục công nhân đang may vá hàng đống túi xách màu phấn hồng không nhãn hiệu, ví in hoa và ba lô Union Jack, cùng một lô móc khóa và khóa kéo khác.

"Chúng tôi lấy cảm hứng từ Chanel", ông Huang nói khi lấy ra một túi xắc đỏ nhỏ xinh. "Chúng tôi có thể không có những nhà thiết kế tầm cỡ, nhưng chúng tôi biết học theo các công ty khác".

(Xem thêm: Đi tắt đón đầu ở Trung Quốc: Nhái kiến trúc)

Những cuộc đổi đời

Năm 1999, Jack Ma, khi đó là giáo viên dạy tiếng Anh, đã thành lập Alibaba như một nền tảng hỗ trợ các nhà sản xuất Trung Quốc kết nối với những người mua nước ngoài. Nhưng khi khai trương Taobao năm 2003, ngay lập tức hệ thống này đã khai thác lượng lớn người tiêu dùng ngay tại Trung Quốc thông qua Internet.

Sở hữu 1/6 dân số thế giới, thị trường thương mại điện tử Trung Quốc năm 2012 thu về khoảng 210 tỷ USD (theo công ty tư vấn McKinsey) và được dự đoán là sẽ 'vượt mặt' Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất thế giới vào cuối năm nay.

Cách cơ sở của ông Huang không xa là cơ sở làm túi xách khác của bạn ông Huang - ông Guo Shaohua, cũng kiếm tiền nhờ Alibaba. Thị trường xuất khẩu của cơ sở này là Azerbaijan và Ukraine.

"Tôi bắt đầu sử dụng Alibaba từ năm 2011", Guo, người đang lái chiếc BMW kể lại. "Nó đã thay đổi cuộc sống của nhiều người trẻ nơi đây".

Ông Guo kỳ vọng sẽ đạt được doanh thu hàng năm là 100 triệu Nhân dân tệ trong vòng 3 năm. "Nhờ kinh doanh qua Internet chúng tôi có thể ở nhà làm việc cùng gia đình, chúng tôi còn kiếm được nhiều tiền hơn so với việc làm việc ở những thành phố khác".

"Tôi nghĩ rằng đây là một thành quả lớn mà Taobao mang lại. Bên cạnh đời sống vật chất, tôi có nhiều ý tưởng và mục tiêu sống hơn. Giờ đây, tôi đã dám vạch kế hoạch cho cuộc đời của chính mình".


Kỳ Anh

kyanh

BusinessInsider/AFP

Từ Khóa:
ad
Trở lên trên