MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguồn tiền từ Olympic thực sự được phân chia thế nào ?

08-08-2012 - 12:26 PM |

Theo thống kê của Sportcal, nhóm người điều hành toàn bộ giải thể thao lớn nhất hành tinh – Olympics đã kiếm được khoảng 8 tỷ USD từ năm 2009 tới 2012.


Theo thống kê của Sportcal, nhóm người điều hành toàn bộ giải thể thao lớn nhất hành tinh – Olympics đã kiếm được khoảng 8 tỷ USD từ năm 2009 tới 2012. Ủy ban Olympic thế giới không phải kiếm tiền chính nhờ giải đấu mà nhờ những “ưu đãi” khác.

Ủy ban 109 thành viên này luôn được thiết đãi bởi các thành phố cũng như các tập đoàn lớn, những đơn vị bỏ thầu cho các hợp đồng liên quan tới giải đấu, và trong suốt thời gian Olympic diễn ra, họ được đối xử như người trong hoàng tộc. Đôi khi họ bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ ở Thụy Sĩ nhưng mọi việc thường vẫn được ém nhẹm đi. Doanh thu từ Olympic đã tăng 47% so với cách đây 4 năm.

Ủy ban đặt trụ sở tại Thụy Sĩ – Thiên đường về thuế

Việt chọn lựa Thụy Sĩ làm “đại bản doanh” đã giúp tổ chức phi chính phủ IOC (International Oympic Committee) tránh được 20% thuế thu nhập và đó chưa phải là tất cả, theo Lars Jogensen của Play The Game.

“Việc miễn thuế là rất quan trọng. Tôi không có số liệu cụ thể rằng chúng tôi đã tiết kiệm được bao nhiêu USD nhưng việc miễn thuế đồng nghĩa rằng chúng tôi có thể chi tiêu nhiều hơn cho các công việc phụ vụ Olympic” – dẫn lời Gerhard Heiberg, một thành viên của IOC trong buổi phỏng vấn với tờ Information của Đan Mạch.

Và một điều đáng lưu tâm khác là: Tại Thụy Sĩ, hối lộ được coi là hợp pháp, tính tới thời điểm hiện nay. Các điều luật mạnh hơn về chống tham nhũng đang trong quá trình lên kế hoạch đi vào thực tế. sau khi một số scandal đút lót lớn xảy ra tại IOC và FIFA bị phát hiện.

Bá tước Jacques Rogge là người đứng đầu IOC


Người đàn ông quốc tịch Bỉ - Jacques Rogge – 70 tuổi, người hiện là tiến sĩ, hiệp sĩ, bá tước và từng là nhà vô địch chèo thuyền Olympic 3 lần, hiện đang là chủ tịch của IOC.

Ủy ban Olympic quốc tế (với tối đa là 115 thành viên) bao gồm những nhân vật hoàng thân quốc thích, những người thuộc tầng lớp quý tộc, các CEO và các cựu vận động viên Olympic. Kể từ khi Rogge lên nắm quyền năm 2001, ông đã mở rộng số lượng thành viên trong IOC nhưng vẫn giữ nguyên phương pháp tuyển chọn, nhằm đảm bảo nhóm điều hành IOC vẫn toàn những người thuộc đẳng cấp cao.

Các thành viên IOC được rất nhiều ưu đãi…thậm chí là quá nhiều

Các thành viên IOC không nhận lương, nhưng họ luôn được những ưu đãi, đặc ân từ các thành phố và các công ty có hợp đồng liên quan tới giải đấu.

Các nhân vật trong ủy ban luôn được đối xử như hoàng tộc trong suốt giải đấu, tham dự tiệc chiêu đãi với các VIP, được chở đi bằng những chiếc limousine 5 sao xa hoa, uống những chai Hennessy 30.000 USD và luôn có những ghế ngồi hàng đầu tại mọi cuộc đấu.

Đôi khi những sự ưu đãi này cũng đi quá giới hạn. Trường hợp nổi tiếng nhất là tại Salt Lake (Thế vận hội mùa đông 2002) với scandal đút lót chấn động. Mọi việc sau đó được làm sáng tỏ rằng các thành viên IOC đã nhận hàng triệu USD tiền tặng phẩm, du lịch, học bổng, phẫu thuật y học hay nghề nghiệp cho các thành viên gia đình. Scandal này đã dẫn tới sự từ chức của 2 nhân vật cao cấp của ủy ban Olympic Salt Lake, cùng với một vài thành viên khác trong IOC.

Chiếc xe rời khỏi trụ sở chính của IOC trong sức nóng của vụ điều tra hối lộ tại Salt Lake

Bản quyền truyền thông giúp thu về 3,91 tỷ USD

Con số này tăng 52% so với kỳ đại hội lần trước, tờ Sportcal lý giải các nguyên nhân gia tăng doanh thu bao gồm:

- Các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc đã trả tới 99,5 triệu USD cho bản quyền TV
- Sức cạnh tranh gia tăng ngay trong các thị trường vốn đã rất “nóng”, đơn cử như tại Mỹ, đài NBC đã trả tiền bản quyền tới 2 tỷ USD.

- Sự lớn mạnh của thị trường băng thông rộng cũng như xem trên di động

- Múi giờ ở London tương đồng với nhiều khu vực có đông người xem trên thế giới. Tiền bản quyền thế vận hội mùa hè cao gấp đôi thế vận hội mùa đông.

Tài trợ quốc tế giúp thu về 957 triệu USD.

11 công ty đã chi tiền để có mặt trong nhóm danh giá này, bao gồm McDonald’s, Coca-Cola, P&G, General Electric, Panasonic, Samsung, v..v….

Ban tổ chức thế vận hội hiện đã gây quỹ được 3,1 tỷ USD.

Ban tổ chức London đã thu về được tổng cộng khoảng 2,14 tỷ USD, theo từ Sportcal. Số tiền này bao gồm 1,1 tỷ USD từ tài trợ trong nước, 931 triệu USD từ bán vé, 125 triệu USD từ việc bán bản quyền. Ban tổ chức của các thế vận hội mùa đông và mùa hè còn được nhận thêm những khoản quỹ hỗ trợ từ chính phủ. Tổng doanh thu trong 4 năm qua lên tới con số 8 tỷ USD và 10% trong số đó (800 triệu USD) được chi trả cho hệ thống hoạt động của IOC. Ngoài ra còn gần 1 tỷ USD tới từ ủy ban tổ chức thế vận hội muà đông, Vancouver 2010.

Khoảng 70% (5,56 tỷ USD) thuộc về chính các ban tổ chức thế vận hội

Các ban tổ chức của mỗi kỳ Olympic nhận được khoảng một nửa doanh thu tiền phát sóng, một nửa doanh thu tiền tài trợ quốc tế, toàn bộ doanh thu tiền tài trợ từ nội địa, bán vé, và bản quyền. Thế vận hội nào càng lớn và càng nổi tiếng thì càng thu về được nhiều tiền.

Một điều có thể ít người biết tới là Mitt Romney, ứng viên đang tranh cử chức tổng thống Mỹ chính là CEO của ban tổ chức thế vận hội 2002 tại thành phố Salt Lake.

2,6 tỷ USD thuộc về các tổ chức khác

Trong đó, ủy ban Olympic quốc gia nhận được phần lớn nhất. Các tổ chức này lãnh trách nhiệm đào tạo và phải triển các đội ngũ vận động viên dự thi Olympic. Ủy ban Olympic của Mỹ nhận được nhiều tiền hơn bất cứ ủy ban của một quốc gia nào khác vì bản quyền truyền thông tại Mỹ mang lại rất nhiều doanh thu. Ủy ban Olympic của những quốc gia nghèo cũng nhận được thêm tiền trợ cấp từ chương trình Olympic đoàn kết.

Một lượng tiền khác chảy về các liên đoàn quốc tế, bao gồm một số tổ chức từ nhỏ tới lớn như Liên đoàn bắn cung thế giới hay FIFA. Ngoài ra tiền cũng được tới với các cơ quan như Ủy ban Paralympic thế giới hay ủy ban phòng chống do-ping quốc tế.

Số tiền tới với các vận động viên không nhiều



Các vận động viên không được một đồng nào trực tiếp từ IOC, phần lớn các khoản tiền thưởng lại tới từ Ủy ban Olympic quốc gia cho từng loại huy chương. Đơn cử như ủy ban Olympic của Mỹ trả thưởng mỗi huy chương vàng 25.000 USD, huy chương bạc 15.000 USD và huy chương đồng 10.000 USD.

Malaysia hứa sẽ thưởng 600.000 USD cho mỗi huy chương vàng dưới hình thức…vàng thật. Quốc gia này đã không có huy chương nào từ năm 1956.

Những khoản tiền đáng kể thực sự của các vận động viên lại đến từ các hợp đồng ký hậu với các đối tác khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các vận động viên lại không đủ nổi tiếng để kiếm tiền từ những hợp đồng thế này.

Ai được lợi từ Olympic ?

Các nhà phân tích đã đặt câu hỏi rằng liệu việc làm chủ nhà cho các kỳ Olympic thực sự có tác động tích cự tới các thành phố. Một mặt, hoạt động này giúp tăng các khoản chi trả và đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên mặt khác, các chi phí này có thể rất đắt đỏ (UK đã chi khoảng 11 tỷ USD cho giải đấu lần này) và dẫn tới việc xây dựng tràn lan cùng những bất cập khác nữa.

Nhưng một điều chắc chắn là dù có việc gì xảy ra với quốc gia đăng cai, bá tước Rogge cùng các “bạn bè” trong IOC vẫn đang tận hưởng những đãi ngộ đẳng cấp nhất.

Thái Dương

duongnt

BI, Bloomberg

Trở lên trên