Câu hỏi "Người giàu hay người nghèo tạo ra nhiều khí thải hơn?" và gốc rễ của việc ứng phó với biến đổi khí hậu
Nếu không hiểu được bản chất của nguyên ngân gây ra biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ có những biện pháp hoàn toàn đi sai hướng.
- 30-09-2019Bloomberg: GDP quý III tăng bất ngờ 7,31%, các tổ chức quốc tế nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019 cho Việt Nam
- 29-09-2019Giám đốc ADB Việt Nam: Vẫn hơi sớm để Việt Nam lo về bẫy thu nhập trung bình
- 29-09-2019Hàn Quốc vượt Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam
Trong một báo cáo gần đây, Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) lập luận rằng, việc giải quyết biến đổi khí hậu sẽ đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong cách chúng ta quản lý rừng và đất nông nghiệp.
Kết luận cơ bản là: trong hơn một thập kỷ, các nhà khoa học, nhà môi trường và các tổ chức xã hội dân sự đã cảnh báo rằng, mô hình sản xuất và tiêu dùng của chúng ta chính là gốc rễ của vấn đề biến đổi khí hậu. Bảo vệ hành tinh này, thứ quyết định sự sống còn của chính chúng ta, sẽ đòi hỏi những thay đổi mang tính chất hệ thống.
Thế giới - và đặc biệt là các nước phát triển - đã và đang xây dựng một hệ thống kinh tế tập trung vào tích lũy vốn. Quá trình này đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, nhưng đang tăng tốc trong vài thập kỷ gần đây. Một phần rất nhỏ dân số đang sở hữu phần lớn tài sản toàn cầu, cũng như tầm ảnh hưởng chính trị.
Ngày nay, 100 tập đoàn lớn nhất chịu trách nhiệm cho việc thải ra 71% lượng khí thải nhà kính (GHG). 10% người giàu thải ra khoảng 50% lượng GHG, trong khi 50% người nghèo nhất chỉ tạo ra 10% lượng khí thải nhà kính.
Nhiều tập đoàn lớn hứa hẹn sẽ hút carbon ra khỏi khí quyển bằng các giải pháp công nghệ thu thập và lưu trữ carbon (BECCS). Năng lượng sinh học cần sử dụng cho BECCS đòi hỏi phải trồng một số cây trồng làm sinh khối, đốt chúng để lấy năng lượng, thu giữ CO2 phát ra trong quá trình đốt và lưu trữ dưới lòng đất.
Nhưng các giải pháp công nghệ đó có thực sự cứu được Trái đất, khi chúng ta cần tới 3 tỷ hecta - gấp đôi đất canh tác hiện tại của Trái đất - cho sáng kiến này.
Việc thổi phồng tính khả thi của dự án này chỉ phù hợp cho các nước giàu, các tập đoàn lớn và giới elite (tinh hoa), bởi chúng cho phép họ tiếp tục thu lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng khí hậu họ đã tạo ra. Họ rao giảng về các biện pháp lọc không khí, giảm phát thải nhưng lại đầu tư cho điện than ở các nước đang phát triển, thay vì khuyến khích họ sản xuất điện mặt trời, điện gió,...
Đã đến lúc những người gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu phải chịu trách nhiệm giải quyết nó. Để đạt được điều này, các chính phủ của các nước phát triển phải đi đầu trong việc cắt giảm đáng kể lượng khí thải tại nguồn, bằng cách chuyển đổi toàn diện hệ thống năng lượng, giao thông, thực phẩm và kinh tế.
Các bước thiết yếu bao gồm việc kết thúc đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch; chuyển đổi hệ thống năng lượng theo hướng năng lượng tái tạo; từ bỏ các tập quán phá hoại như nông nghiệp công nghiệp và khai thác gỗ; quản lý vấn đề đa dạng sinh học và tài nguyên nước; và tổ chức lại cuộc sống đô thị để hỗ trợ sự bền vững.
Các hiệp định thương mại và đầu tư cần ưu tiên lợi ích của doanh nghiệp đối với sự bền vững môi trường và quyền con người.
Đồng thời, các chính phủ của các nước phát triển phải cung cấp tài chính công quy mô lớn để hỗ trợ sự chuyển đổi rất cần thiết ở các nước đang phát triển. Để thành công, việc chuyển đổi phải công bằng và đảm bảo quyền của người lao động, nông dân, phụ nữ, người di cư và người bản địa.
Với ý chí chính trị mạnh mẽ và các chính sách đúng đắn, chúng ta có thể giải quyết một cách có hệ thống vấn đề biến đổi khí hậu và các khủng hoảng liên quan như: mất đa dạng sinh học, khan hiếm nước, đói, và bất bình đẳng gia tăng.
Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ tiếp tục tưởng tượng rằng một số giải pháp công nghệ nào đó có thể giải cứu chúng ta, thì sẽ chẳng có gì thay đổi cả.