MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu nói quặn lòng “mẹ ơi, mẹ cố gắng thở vì con…” của chiến sĩ lính cứu hoả hết lòng xông pha vì nước vì dân

16-11-2023 - 13:28 PM | Sống

Trong những ngày tháng cả nước gồng mình chống dịch Covid-19, người lính cứu hỏa ấy trở thành một “chiến sĩ” nhiệt huyết và nghĩa tình nơi tuyến đầu. Anh không ngần ngại chạy xe máy đến các điểm phân phối hàng cứu trợ xin lương thực, thực phẩm, rồi len lỏi vào các con đường ngõ hẻm TP.HCM để trao cho bà con.

Hành động nhỏ nhưng phi thường

Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, khi ấy, tốc độ lây nhiễm rất cao, ai ai cũng muốn ở nhà để được an toàn, để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình. Thế nhưng, trong những ngày diễn ra đại dịch ấy, nhiều tổ chức, nhóm thiện nguyện, cá nhân, tình nguyện viên, lực lượng ở tuyến đầu chống dịch như các bác sĩ, y tá, điều dưỡng, công an, chiến sĩ, dân quân,...đã chủ động đứng ra vận động quyên góp hoặc tự đóng góp nguồn lực của mình. Tất cả đều chung mục đích lớn nhất là vượt qua đại dịch, mang đến những phần quà giúp người nghèo, người lao động tự do vượt qua giai đoạn khó khăn. Đây đều là những tấm lòng, những nghĩa cử cao đẹp rất đáng trân trọng.

Câu nói quặn lòng “mẹ ơi, mẹ cố gắng thở vì con…” của chiến sĩ lính cứu hoả hết lòng xông pha vì nước vì dân - Ảnh 1.

Trong những ngày tháng khó khăn đó, người ta thấy hình ảnh của anh Phạm Hồng Phúc (Trung úy Phòng cảnh sát PCCC - CHCN Công an Tp.HCM) là một trong những người lính cứu hỏa dũng cảm đã tiên phong nơi đầu sóng ngọn gió, gạt sang một bên những nỗi niềm cá nhân, nỗi lo đau đáu cho sức khỏe của người mẹ già yếu ở nhà. Giai đoạn đó, anh Phúc tự dặn lòng không được thể hiện sự mệt mỏi để giữ lấy ngọn lửa của tinh thần trách nhiệm trong công tác tuyên truyền PCCC.

Là người lính cứu hỏa hết lòng xông pha vì cộng đồng, anh Phúc cũng chẳng tránh khỏi nguy cơ trở thành nạn nhân của F0. Nhưng điều đó chưa thể ám ảnh, day dứt bằng câu chuyện người mẹ tuổi đã cao của anh Phúc chuyển bệnh nặng và câu nói quặn lòng “mẹ ơi, mẹ cố gắng thở vì con…”.

May mắn thay, sau một thời gian cả gia đình anh Hồng Phúc đã cùng chiến thắng Covid và dần hồi phục sức khỏe. Người lính cứu hỏa ấy giờ đây lại trở thành một “chiến sĩ” nhiệt huyết và nghĩa tình nơi tuyến đầu chống dịch. Hàng ngày, anh không ngần ngại chạy xe máy đến các điểm phân phối hàng cứu trợ xin lương thực, thực phẩm, rồi len lỏi vào các con đường ngõ hẻm TP.HCM để trao cho bà con. Đặc biệt hơn, anh Phúc còn chở bình oxy đến những nơi cần sự giúp đỡ, tư vấn cho mọi người phương pháp điều trị F0 tại nhà…

Trong thời kỳ đỉnh điểm của dịch bệnh, bên ngoài khung cửa bệnh viện là cuộc sống, cuộc vật lộn của cả thành phố với một kẻ thù vô hình. Còn bên trong khung cửa ấy là những nỗ lực không mệt mỏi của các y bác sĩ, nhân viên y tế. Có những bác sĩ chỉ vừa mới tốt nghiệp, nhưng với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, các bạn đã xung phong vào “điểm nóng” để gồng mình níu giữ hơi thở quý báu của các bệnh nhân F0.

Trong cuộc chiến chống Covid ấy, cả nước đã chứng kiến hàng triệu bàn tay thắp lửa xua tan bóng tối bằng những hành động nhỏ bé nhưng phi thường. Đó là ngọn lửa của lòng trắc ẩn và tình người, của trách nhiệm xã hội và nghĩa tình đồng bào. Đâu đó còn rất nhiều, rất nhiều những con người thầm lặng hy sinh quên mình để níu kéo sự sống, giúp đỡ nhau trên hành trình vượt qua đại dịch Covid-19.

Nhằm tôn vinh lực lượng tuyến đầu chống đại dịch COVID-19, để xoa dịu nỗi đau, viết nên câu chuyện tử tế giữa đời thường, sân khấu "Hát cho ngày mai" ra đời với sự tài trợ của Hệ thống Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen Home (Tập đoàn Hoa Sen).

Sứ mệnh lan tỏa yêu thương

Với sứ mệnh “Cùng lan tỏa yêu thương”, chương trình "Hát cho ngày mai" đã trở thành “cầu nối” để các thí sinh là các y bác sĩ, các nhóm thiện nguyện, tình nguyện viên có cơ hội dùng chính giọng ca của mình để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, các cá nhân, nhóm cộng đồng, tổ chức có tấm lòng tử tế hay những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Câu nói quặn lòng “mẹ ơi, mẹ cố gắng thở vì con…” của chiến sĩ lính cứu hoả hết lòng xông pha vì nước vì dân - Ảnh 2.

Thí sinh tham gia chương trình tuy không phải là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng với hy vọng bằng lời ca tiếng hát của mình sẽ xoa dịu được phần nào những mất mát của các nạn nhân Covid-19, từ đó trở thành món ăn tinh thần giúp mọi người vững tin vào tương lai.

Bên cạnh đó, ngoài việc thể hiện tài năng ca hát, các thí sinh sẽ được chương trình hỗ trợ vốn để có thêm điều kiện giúp đỡ những gia đình, những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống.

Chương trình được dẫn dắt bởi nghệ sĩ Quyền Linh gương mặt tiêu biểu trong các hoạt động vì cộng đồng là người giữ vai trò dẫn dắt chương trình. Đồng hành cùng MC Quyền Linh là sự góp mặt của 2 giám khảo cố định và một giám khảo khách mời đều là những người nghệ sĩ nổi tiếng, có chuyên môn về âm nhạc. Họ sẽ trực tiếp nhận xét, đánh giá và chấm điểm cho từng phần thi của các thí sinh. Mỗi tập phát sóng sẽ có 3 thí sinh tham gia “tranh tài”.

Ngoài lắng nghe giọng hát, tại đây, khán giả còn được gặp gỡ và lắng nghe câu chuyện của những người trong cuộc. Đó là những thành viên đã và đang ở tuyến đầu chống dịch.

Nhờ thế, chương trình mang đến cho khán giả những thước phim chân thật, sống động trong đại dịch về hình ảnh con người, tinh thần hy sinh quên mình đầy nỗ lực trong đại dịch. Qua thông điệp ý nghĩa qua lời ca, tiếng hát được thể hiện, những thí sinh tham gia chương trình hy vọng chữa lành những vết thương, góp phần lan tỏa đến người xem giá trị của tình thương, tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam trong đại dịch.

Qua 33 tập phát sóng, mùa 1 đã khép lại trọn vẹn với hơn 3 tỷ đồng được trao cho 88 nhân vật đều là đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế, tình nguyện viên trên cả nước... Bên cạnh đó, Tập đoàn Hoa Sen đã trao nhiều phần quà cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn: Trao tặng 01 xe máy cho điều dưỡng Vũ Thị Chinh (Bệnh viện Nhân dân Gia Định); 02 mái tôn cho gia đình điều dưỡng Lê Thị Như Ngọc (Bệnh viện Da Liễu) và tình nguyện viên Trần Huỳnh Tấn; 20 chiếc xe lăn cho tình nguyện viên Đặng Hoàng An; 02 xe bánh mì cho anh Huỳnh Quang Khải và các phần quà cho lớp học tình thương Ngọc Việt do anh Khải sáng lập.

Câu nói quặn lòng “mẹ ơi, mẹ cố gắng thở vì con…” của chiến sĩ lính cứu hoả hết lòng xông pha vì nước vì dân - Ảnh 3.

Mang nhiều giá trị nhân văn, chương trình cũng thu hút hàng chục triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội, sự quan tâm lớn từ phía báo, đài với hơn 1500 bài báo nhắc đến chương trình. Chương trình đã tạo được sức hút, bằng chứng là nhiều tập phát sóng có lượt Rating cao, lọt vào Top các chương trình nổi bật ở cùng thời điểm phát sóng. Nhiều khán giả theo dõi chương trình cũng bày tỏ sự yêu thích lẫn niềm tiếc nuối khi tập cuối chương trình được phát sóng. Đây sẽ là động lực to lớn để chương trình "Hát cho ngày mai" tiếp tục thực hiện ở những mùa sau.

Với sứ mệnh “Chia sẻ yêu thương”, chương trình “Hát cho ngày mai” đã thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi giúp người xem nhận ra được giá trị của tình thương, tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam trong đại dịch.

"Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Human Act Prize" do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

Với sự đồng hành tích cực của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; đơn cử như ngân hàng quân đội MBBank với dự án ứng dụng thiện nguyện minh bạch; trong quá trình truyền thông và tổ chức sự kiện, Human Act Prize sẽ tiếp sức tinh thần và những giá trị tri thức để mọi hoạt động cộng đồng tại Việt Nam được kiến tạo minh bạch, khoa học, hữu hiệu và nhân văn.

Rất mong giải thưởng có thể nhận thêm nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org/

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize

Câu nói quặn lòng “mẹ ơi, mẹ cố gắng thở vì con…” của chiến sĩ lính cứu hoả hết lòng xông pha vì nước vì dân - Ảnh 5.

Đinh Anh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên