MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO nghỉ học từ năm 14 tuổi trải lòng về hành trình đến đỉnh vinh quang: Không có kỳ tích hay phép màu, muốn nên đại sự phải có "máu liều"

14-08-2021 - 00:00 AM | Sống

CEO nghỉ học từ năm 14 tuổi trải lòng về hành trình đến đỉnh vinh quang: Không có kỳ tích hay phép màu, muốn nên đại sự phải có "máu liều"

Con đường dẫn đến thành công không bao giờ đi theo một đường thẳng. Để đạt được tiến bộ trong sự nghiệp, đừng sợ đánh đổi, mọi chiến công đều cần "trả giá".

Matt Casey, đồng sáng lập của DoThings và là tác giả cuốn sách "Sự ảo tưởng về quản lý: Điều gì xảy ra nếu chúng ta làm tất cả đều sai", đã có những trải lòng về sự nghiệp và đưa ra lời khuyên dành cho các nhà lãnh đạo tham vọng khác:

Khi mọi người biết rằng tôi rời khỏi ghế nhà trường năm 14 tuổi, hầu như tất cả đều có chung một câu hỏi: "Bạn đã làm điều đó như thế nào?". Tuy nhiên họ thường thất vọng vì câu trả lời. Tôi nghĩ rằng mọi người hy vọng nghe được câu chuyện về một thiên tài muốn thoát khỏi những ràng buộc của giáo dục chính quy và vượt qua mọi rào cản mà người ta tưởng tượng để ngồi vị trí ngày hôm nay.

Sự thật không may là sự thật "trần tục" hơn nhiều. Nếu tôi chỉ là một thiên tài, thì lời khuyên duy nhất tôi có thể đưa ra sẽ là "chỉ cần thực sự thực sự thông minh và bạn có thể làm được". Nhưng sự thật là tôi không phải là người đặc biệt thông minh, và trên thực tế, lý do tôi có thể đạt được đến ngày hôm nay chỉ đơn giản là sau một thời gian nỗ lực rất dài (Tôi đã làm việc được gần một thập kỷ vào thời điểm rất nhiều bạn bè cùng trang lứa của tôi đã tốt nghiệp đại học).

Sự nghiệp của tôi được gây dựng thông qua phương pháp rất phổ biến là "ngã xuống và đứng dậy, sau đó sửa sai".

Công sở không giống như trường học

Có một thực tế trong môi trường công việc là hãy quên đi sự công bằng. Mọi người không phải lúc nào cũng nhận được những gì họ xứng đáng, chất lượng và số lượng công việc của bạn chỉ là một phần rất nhỏ của phương trình. Trường học mang đến cho chúng ta một kỳ vọng hoàn toàn trái ngược với thế giới lao động.

Hoàn thành công việc và nhận được phần thưởng cho công sức đã bỏ ra là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn phải là người chủ động trao đổi rõ ràng những gì bạn muốn với cấp trên và đảm bảo rằng bản thân hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Nếu bạn ngồi một chỗ và chờ đợi phần thưởng cho thành tích tốt, bạn sẽ phải chờ đợi rất lâu.

CEO nghỉ học từ năm 14 tuổi trải lòng về hành trình đến đỉnh vinh quang: Không có kỳ tích hay phép màu, muốn nên đại sự phải có máu liều - Ảnh 1.

Hình minh họa (Ảnh: Adventure Associates)

Yêu cầu tăng lương là một phương pháp thiếu khôn ngoan

Chia sẻ tiếp theo của tôi nghe qua rất mâu thuẫn với kinh nghiệm ở trên: Đừng yêu cầu tăng lương. Việc này đồng nghĩa với việc bạn đang phàn nàn với mức thù lao đang nhận được. Điều này không tạo ấn ấn tượng tốt đối với cấp trên.

Có một cách tốt hơn nhiều. Thay vào đó, hãy hỏi người quản lý làm thế nào để có thể được tăng lương. Hãy nói "Tôi muốn kiếm được X vào thời điểm này vào năm sau. Bạn có nghĩ rằng tôi có thể đạt được điều đó ở đây không, và nếu vậy bạn có thể giúp tôi không?".

Văn hóa làm việc đội nhóm

Nhiều người tin rằng cần phải có một số tác động để thăng tiến trong sự nghiệp. Mặc dù tôi chắc chắn rằng rất nhiều người đã đạt được thành công nhất định nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những người thực sự thành công sẽ không sử dụng phương pháp này.

Vài năm trước, tôi đã được thăng chức bởi một trong những người quản lý giỏi nhất tôi từng biết. Người quản lý thực sự không biết quá rõ về tôi vào thời điểm đó vì chỉ anh ấy mới gia nhập công ty. Khi tôi hỏi tại sao anh ấy chọn tôi mà không phải những ứng viên khác, anh ấy nói "Những điều tốt đẹp dường như luôn xảy ra trong khu phố của bạn" .

Người quản lý ấy đã nhận thấy rằng công việc mà tôi tham gia gần như luôn diễn ra tốt đẹp. Anh ấy không thể nhìn thấy trực tiếp những gì tôi đang làm, nhưng anh biết rằng khi có sự tham gia của tôi, công việc diễn ra suôn sẻ.

CEO nghỉ học từ năm 14 tuổi trải lòng về hành trình đến đỉnh vinh quang: Không có kỳ tích hay phép màu, muốn nên đại sự phải có máu liều - Ảnh 2.

Hình minh họa (Nguồn: Vecteezy)

Trong cuốn sách xuất sắc của mình "Không phải là bạn tốt như thế nào mà là bạn muốn trở nên tốt như thế nào", Paul Arden nói rằng một trong những lý do dẫn đến thành công vang dội là khi bản thân có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Việc chia sẻ với các thành viên tạo nên những nhóm làm việc "bất khả chiến bại", và điều đó giúp Paul không ngừng tiến bộ, và kết quả là mọi người đã làm cùng anh ấy việc đều tôn trọng anh có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.

Để thực sự có một sự nghiệp đỉnh cao, hãy giúp đỡ mọi người xung quanh bạn nhiều nhất có thể và những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Đừng sợ thất bại, bất cứ thứ gì cũng đều có cái giá của nó

Cho đến nay, sai lầm phổ biến nhất mà tôi thấy mọi người mắc phải trong sự nghiệp của họ là chờ đợi cơ hội hoàn hảo. Họ có một công việc mà họ không ghét. Ông chủ của họ không sao cả. Họ thích đồng nghiệp của mình. Mức lương tạm ổn. Đó không phải là một công việc tuyệt vời nhưng làm việc trong môi trường ấy còn tốt hơn là tìm chỗ mới. Họ sợ rằng công việc tiếp theo sẽ tồi tệ hơn và không còn nơi nào "yên bình" như hiện tại được nữa.

Điều quan trọng chúng ta phải hiểu rằng con đường dẫn đến công việc như ý sẽ không trải qua các bước tiến tuần tự. Trên hành trình sẽ có những bước lùi và bước sang ngang, và bạn càng đến gần mục tiêu thì những bước này càng trở nên đáng sợ hơn.

Bất cứ ai cũng có thể rời bỏ một công việc không ưng ý để chuyển sang một công việc mà họ nghĩ rằng thoải mái hơn, nhưng để đạt được vị trí cao nhất, bạn có thể sẽ phải rời bỏ một công việc mà bạn thực sự yêu thích và chấp nhận nhiều rủi ro.

Đừng ngần ngại nắm lấy những cơ hội và thất vọng nếu không thành công. Chỉ cần tiếp tục kiên trì và nỗ lực, bạn sẽ đến được nơi cần đến, ngay cả khi mọi chuyện không được suôn sẻ. Cách duy nhất để thất bại lại là ở nguyên vị trí hiện tại!

Nguồn: CEO Magazine

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên