MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO startup "tỷ đô" đầu tiên ở Hồng Kông: Hầu hết sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh đều mắc phải sai lầm này, hãy nhận ra trước khi quá muộn

04-12-2018 - 10:56 AM | Sống

Theo CEO trẻ tuổi, họ không nhất thiết phải tự giới hạn mình với những công việc như tài chính kế toán hay tư vấn.

Trong xã hội ngày nay, với nhiều người, bằng đại học chuyên ngành kinh doanh và bằng MBA (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh) được coi là một hình thức đảm bảo cho tương lai khá chắc chắn. Giá trị khởi đầu của những tấm bằng này chính là người sở hữu nhận được mức lương cao hơn sau khi tốt nghiệp và về lâu dài sẽ có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Theo khảo sát của GMAC - Hội đồng Tuyển sinh Quản trị sau đại học, có tới 89% sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh chọn làm công việc toàn thời gian trong năm qua. Phần lớn đều làm việc trong các ngành truyền thống như dịch vụ (24%), tài chính kế toán (14%) và tư vấn (13%). Gần một nửa trong số những việc này có mức lương từ 125.000 USD/năm trở lên.

Tuy nhiên, theo Steven Lam - nhà đồng sáng lập kiêm CEO của công ty gọi và cho thuê xe tải "tỷ đô" GoGoVan, đây chính là điểm sai "chí mạng" của những sinh viên vừa tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Vị CEO 32 tuổi từng tốt nghiệp trường Đại học Kinh doanh Haas của California cho biết, hiện có quá nhiều sinh viên mới tốt nghiệp chọn những công việc an toàn như tài chính kế toán và tư vấn trong khi họ có thể sử dụng kỹ năng để bắt kịp thế giới kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ.

Steven nói: "Có rất nhiều thứ ở ngoài kia và bạn không cần phải bó mình với công việc tài chính hay kế toán. Thế giới có hàng ngàn công ty và những công ty lớn nhất lại không liên quan đến các lĩnh vực trên".

CEO startup tỷ đô đầu tiên ở Hồng Kông: Hầu hết sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh đều mắc phải sai lầm này, hãy nhận ra trước khi quá muộn - Ảnh 1.

Steven Lam (ngoài cùng bên phải) và các cộng sự.

Đó là điều anh nhận ra khi còn là sinh viên đại học. Anh có thể đã đi theo một con đường tương tự nếu không nhờ một buổi học đạo đức kinh doanh của Giáo sư Alan Ross.

Ông nói với sinh viên: "Giáo dục đồng nghĩa với việc xây dựng xã hội và thế giới ở nhiều góc độ khác nhau". Qua đó, vị Giáo sư muốn truyền đạt thông điệp rằng những người học MBA có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau để giải quyết một số vấn đề quan trọng của xã hội. Theo nghiên cứu của GMAC, trong năm 2018, chỉ có 11% sinh viên MBA tham gia vào chính phủ và phi lợi nhuận và 6% khác tham gia vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Steven chia sẻ: "Tôi đã rất ấn tượng với Giáo sư Alan Ross. Vì vậy, khi tốt nghiệp, tôi muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa".

Doanh nhân trẻ tuổi đã xây dựng thành công ứng dụng gọi và cho thuê xe tải tương tự Uber giúp đáp ứng nhu cầu vận tải tại 6 quốc gia ở châu Á. Hiện GogoVan có 2.000 nhân viên và tạo việc làm cho mạng lưới 8 triệu lái xe.

CEO startup tỷ đô đầu tiên ở Hồng Kông: Hầu hết sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh đều mắc phải sai lầm này, hãy nhận ra trước khi quá muộn - Ảnh 2.

"Thế giới có hàng ngàn vấn đề cần người tốt và đặc biệt là những sinh viên ưu tú giúp giải quyết như nghèo đói và ô nhiễm môi trường".

Năm ngoái, công ty mới hoạt động được 5 năm của Steven đã vượt qua một mốc quan trọng và trở thành kỳ lân khởi nghiệp đầu tiên của Hồng Kông, thuật ngữ dành cho công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.

Mặc dù vậy, tiền bạc chưa bao giờ là động lực chính của CEO trẻ tuổi. Trên thực tế, giá trị ấn tượng của công ty không phản ánh sự giàu có cá nhân của Steven Lam. Anh nói: "Tất nhiên tôi vẫn cần kiếm tiền để duy trì cuộc sống. Việc tôi có thể tạo ra một công ty giúp nhiều người có việc làm hoặc thay đổi ngành công nghiệp theo hương tích cực thực sự là một điều tuyệt vời".

Theo Gia Vũ

Trí thức trẻ

Trở lên trên