CEO TalentPool Đỗ Thùy Dương: Rửa bát, quét nhà hay nấu phở... thì cũng đều chứa đựng bài học nuôi dưỡng khát vọng của bạn, đừng bỏ quên nó!
"Câu chuyện không phải là đang làm gì mà là làm nó với tâm thế như thế nào. Chúng ta có thể trưởng thành trong từng phút giây của mình. Bất kể 1 phút giây nào trong cuộc sống đều là xứng đáng", CEO Đỗ Thùy Dương nhấn mạnh.
- 10-02-2022Nữ sinh Việt Nam là "Thợ săn học bổng" tại Hàn Quốc: Chia sẻ bí quyết cực độc để bắn trôi chảy ngoại ngữ, nghe là phì cười
- 10-02-2022NÓNG: Chuyên cơ chở ĐT nữ Việt Nam về tới Nội Bài sau kỳ tích World Cup; Thanh Nhã, Chương Thị Kiều cùng các đồng đội "tươi như hoa" vẫy tay chào người hâm mộ
- 10-02-2022Buồn của Đỗ Hà: Lọt top 40 nhưng tiếp tục gặp sự cố, nguy cơ mất tấm vé vào top 12 Miss World?
Sáng 10/2, buổi talkshow gặp gỡ tác giả Đỗ Thuỳ Dương cùng 2 sếp nữ quyền lực - chị Phan Đặng Trà My, Phó Tổng giám đốc VCCorp và chị Nguyễn Ngọc Mỹ, thành viên HĐQT Alphanam - đã diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trẻ. Chia sẻ của các diễn giả giúp nhiều người có góc nhìn khác về hành trình khai phá năng lực bản thân và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Trong buổi talkshow, chị Thùy Dương (tác giả của 3 cuốn sách: Chiến đạo; Nhập cuộc; Tám chiều kích trưởng thành) đã chia sẻ rất tâm huyết về hành trình thực hiện 3 cuốn sách và những mục tiêu mà chị hướng tới.
Khi nhận được câu hỏi: Những ngày tháng Covid đã giúp chị nhận thấy mình yêu những công việc bếp núp, con cái hơn. Vậy chị nghĩ những người phụ nữ ở nhà nội trợ cần làm gì khi ở nhà để họ có động lực và luôn muốn phát triển bản thân? Liệu có thể có bước phát triển nào cho họ không?, chị Đỗ Thùy Dương đã có phần trả lời rất thú vị.
"Khi có Covid thì con mình phát hiện ra mẹ nấu phở suốt ngày. Món mình nghiện nhất chính là phở và bắt buộc phải học cách nấu phở vì không được đi ăn hàng. Nhưng mình có bản năng bên trong là bản năng của người học tập và người giảng dạy, mình nhìn thấy cơ hội để học tập, giảng dạy ở mọi việc mình làm. Đến nấu phở mình cũng nghĩ ra được là vận động chính sách qua nấu phở bằng cách nào?
Ví dụ, một nồi nước phở tại sao phải nấu 12 tiếng? Bởi vì khi nấu 12 tiếng xong, khi ăn nước dùng đến tận giọt cuối cùng vẫn nóng bỏng. Còn nếu như mình chỉ đun sôi nước thì nó sẽ nguội ngay khi mình chan vào bánh hay thịt.
Triết lý ở đây là gì: Nếu muốn làm gì tốt thì cần phải có thời gian chờ đợi cho nó đủ tốt. Chứ không thể làm cái gì gấp được! Không dục tốc bất đạt - nấu phở dạy cho mình điều đấy!
Thế còn rửa bát dạy cho mình điều gì?
Tác giả Đỗ Thùy Dương
Nhưng có những việc như quét nhà chẳng hạn, người ta có câu: Quét nhà ra rác. Kể cả mình làm chỉn chu đến mấy rồi sếp vẫn nhìn thấy lỗi. Bởi vì chỉn chu theo cách mình đang làm đó là chỉn chu theo góc nhìn của mình. Sếp chỉ cần cúi xuống thôi, là đã thấy 1 góc nhìn khác. Hoặc 1 bạn ngẩng lên là đã thấy mạng nhện trên kia.
Vậy có nghĩa, để chỉn chu thật sự chúng ta phải có cái nhìn bao quát lẫn chi tiết những cái nhỏ, những điều ẩn dấu ở phía dưới.
Trong kinh doanh cũng vậy, có những thứ chúng ta che đậy lại một lúc nào đó, nhưng chính những thứ che đậy đó thất bại thảm hại trong tương lai.
Đúc rút lại câu chuyện không phải việc bạn đang làm gì đâu mà bạn đang làm nó với tâm thế như thế nào. Cho nên kể cả rửa bát, quét nhà hay làm vườn, nấu phở... thì cũng đều học được các bài học nuôi dưỡng khát vọng của mình mỗi ngày và đừng bỏ quên nó.
Nên bạn đừng nói khi bạn ở nhà thì chỉ là một người phụ nữ đơn thuần. Không ai nói nấu cơm là việc đơn thuần cả, khó vô cùng.
Khi tôi vô tình rơi vào 1 tình huống nào đó không định trước, tôi sẽ học cách tận hưởng nó. Thay vì than vãn, hãy nhìn nhận theo một hướng tích cực.
Câu chuyện không phải là đang làm gì mà là làm nó với tâm thế như thế nào. Chúng ta có thể trưởng thành trong từng phút giây của mình. Bất kể 1 phút giây nào trong cuộc sống đều là xứng đáng".