MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO TVC: Sự trỗi dậy của AI mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực thông minh là điều tất yếu trong thời gian tới

08-04-2023 - 16:16 PM | Kinh tế số

CEO TVC: Sự trỗi dậy của AI mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực thông minh là điều tất yếu trong thời gian tới

Thị trường nguồn nhân lực tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất, dịch vụ và bất động sản. Ông Đinh Hồng Sơn, Tổng giám đốc Tinhvan Consulting (TVC), công ty cung giải pháp công nghệ, nhận định các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản trị nhân sự.

Thách thức của doanh nghiệp Việt trong quản trị nhân sự

Vấn đề đầu tiên trong quản trị ông Sơn chỉ ra là khiếm khuyết về kỹ năng và trình độ của nhân viên. Nguồn nhân lực chất lượng cao đang khan hiếm trong khi nhu cầu về kỹ năng và trình độ cao của nhân sự ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào đào tạo và phát triển nhân lực để có được đội ngũ nhân viên có kỹ năng và trình độ cao.

Vấn đề thứ hai liên quan đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp cũng ngày càng tăng, điều này đưa đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc thu hút và giữ chân nhân viên tốt nhất.

Tổng giám đốc TVC cho rằng, để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng và giữ chân nhân viên đúng đắn, bao gồm cung cấp mức lương và phúc lợi hấp dẫn, tạo ra môi trường làm việc tốt, đưa ra cơ hội thăng tiến và đào tạo.

Ngoài ra, tình trạng đội ngũ nhân viên chuyển việc liên tục là vấn đề thứ ba thách thức việc quản trị nhân sự. Do thị trường việc làm đang phát triển mạnh mẽ, nhiều nhân viên chuyển việc để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Chuyên gia Đinh Hồng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp cần tăng cường tuyển dụng và giữ chân nhân viên hiện có bằng cách tạo ra môi trường làm việc thu hút và cung cấp chính sách phúc lợi hấp dẫn.

Cuối cùng, ông Sơn cho biết vấn đế thứ tư thách thức việc quản trị nhân sự liên quan đến sự đổi mới và chuyển đổi kỹ năng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp cần phải đổi mới và chuyển đổi kỹ năng để đáp ứng với các thách thức mới.

Ông Đinh Hồng Sơn, Tổng giám đốc Tinhvan Consulting (TVC)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Nhìn nhận được các yếu tố đang thách thức việc quản trị nhân sự, ông Sơn cho biết, doanh nghiệp cũng cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Các yếu tố này bao gồm quá trình tuyển dụng, việc đào tạo và phát triển, môi trường làm việc và chính sách, phúc lợi.

Cụ thể, ông Sơn phân tích, quá trình tuyển dụng chính xác, hiệu quả sẽ giúp đưa vào doanh nghiệp những nhân viên có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.

Bên cạnh đó việc đào tạo và phát triển sẽ là yếu tố quan trọng giúp nâng cao kỹ năng, trình độ của nhân viên, giúp họ phát triển năng lực và hoàn thiện bản thân. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên của mình.

Ngoài ra, môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ sẽ giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và năng động hơn. Điều này cũng sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.

Cuối cùng, chính sách và phúc lợi hấp dẫn , công bằng và thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên, đồng thời thu hút nhân viên tài năng từ các doanh nghiệp khác.

Vì vậy, theo Tổng giám đốc TVC, để khai thác tối ưu các yếu tố này, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều hoạt động. Ví dụ, doanh nghiệp cần thiết lập quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình tuyển dụng, Đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới, công nghệ mới.

Doanh nghiệp cũng cần xây dựng môi trường làm việc tích cực, hỗ trợ sự phát triển của nhân viên, đưa ra các chính sách và phúc lợi hấp dẫn, thúc đẩy sự nghiệp của nhân viên. Bên cạnh đó, cần đánh giá thường xuyên hiệu quả của các hoạt động quản lý nhân sự và điều chỉnh lại phương pháp quản lý nếu cần thiết.

Quản trị nguồn nhân lực thông minh là xu hướng tất yếu trong tương lai gần

Ông Sơn cho biết, TVC đã nhận ra sức ảnh hưởng và sức mạnh của AI trong quản trị nhân sự, để từ đó nghiên cứu và phát triển thành công các sản phẩm AI đầu tiên trên thị trường. CTCP Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân được thành lập vào năm 2005, kế thừa năng lực công nghệ và tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ Tinh Vân với bề dày hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm.

TVC đang là nhà cung cấp các giải pháp công nghệ hàng đầu, nhằm công nghệ hóa và tối ưu hóa quản trị nhân sự cho các doanh nghiệp. Theo cá nhân ông Sơn, tự động hóa, robot, AI hay sự trỗi dậy của công nghệ là điều tất yếu, mang lại nhiều “cơ” hơn là “nguy”, bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tiết giảm chi phí và dễ dàng quản trị tối ưu nguồn lực doanh nghiệp tương lai.

Ông Đinh Hồng Sơn, Tổng giám đốc Tinhvan Consulting (TVC)

Chuyên gia quản trị nhân sự cho rằng, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, các công nghệ như máy học, học sâu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, các công cụ và ứng dụng của quản trị nguồn nhân lực thông minh có thể tự động hóa các quy trình nhân sự, giảm thiểu sai sót, tăng cường hiệu quả làm việc và cải thiện trải nghiệm của nhân viên.

Tổng giám đốc TVC nhận định, quản trị nguồn nhân lực thông minh là xu hướng tất yếu trong tương lai gần. Cụ thể, ông Sơn giới thiệu các ứng dụng của quản trị nguồn nhân lực thông minh có thể bao gồm:

Tuyển dụng thông minh: Sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích và đánh giá ứng viên, giúp đưa ra quyết định tuyển dụng chính xác hơn và giảm thiểu sự thiên vị.

Quản lý hiệu suất: Sử dụng các công nghệ để đánh giá hiệu suất của nhân viên, giúp các nhà quản lý có thể giám sát hiệu quả công việc và đưa ra các cải tiến nhằm nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.

Phát triển kỹ năng: Sử dụng các công nghệ để đưa ra đề xuất đào tạo và phát triển kỹ năng cho từng nhân viên, giúp các nhân viên có thể phát triển kỹ năng và nâng cao khả năng làm việc của mình.

Quản lý dữ liệu nhân sự: Sử dụng các công nghệ để tự động hóa quá trình quản lý dữ liệu nhân sự, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tăng tính chính xác trong việc quản lý thông tin nhân viên.

Việc sử dụng công nghệ không chỉ giúp cải thiện hiệu quả làm việc, mà còn tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi và tiện nghi cho nhân viên. Tổng giám đốc TVC cũng giới thiệu một số ứng dụng công nghệ có thể cải thiện trải nghiệm cho nhân sự như:

Ứng dụng quản lý công việc: Nhân viên có thể tạo ra các danh sách công việc, thiết lập lịch làm việc, đặt nhắc nhở để giúp họ hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Ứng dụng đánh giá hiệu suất: Cho phép các nhân viên đánh giá hiệu suất của mình một cách định kỳ và cung cấp cho họ phản hồi liên tục để cải thiện hiệu suất làm việc.

Hệ thống đào tạo và phát triển: Nhân viên có thể truy cập vào các khóa học đào tạo và tài liệu phát triển kỹ năng để nâng cao năng lực làm việc của mình. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được chăm sóc và giúp họ phát triển sự nghiệp.

Ứng dụng đánh giá phản hồi 360 độ: Nhân viên nhận được phản hồi liên quan đến mặt kỹ năng và sự phục vụ của họ từ đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng. Điều này giúp nhân viên biết được điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình.

Hệ thống quản lý lương và chế độ phúc lợi: Nhân viên dễ dàng truy cập thông tin liên quan đến lương và các chế độ phúc lợi của họ, bao gồm các chế độ bảo hiểm và nghỉ phép. Điều này giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm và động viên trong công việc của mình.

Tổng giám đốc TVC cho biết, thực tế, nhu cầu ứng dụng phần mềm quản trị nhân sự là rất lớn. Việt Nam có gần 800.000 doanh nghiệp, dưới 2% là doanh nghiệp lớn, 46% là doanh nghiệp SME còn lại là siêu nhỏ. Đến nay, nhu cầu sử dụng phần mềm cho quản trị nhân sự chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp lớn và SME. Lực lượng lao động chính cũng tập trung ở hai nhóm doanh nghiệp này.

Mặc dù nhu cầu lớn nhưng thực tế tỷ lệ doanh nghiệp mua và triển khai ứng dụng chưa cao. Lý do được ông Sơn đưa ra là chi phí đầu tư, triển khai thất bại và nhiểu rủi ro, bất cập khác… Theo bản khảo sát do TVC thực hiện vào năm 2020 trước khi xảy ra đại dịch Covid 19, cứ 500 doanh nghiệp được hỏi thì hơn 450 doanh nghiệp trả lời có nhu cầu mua và triển khai phần mềm.

Trong số đó có hơn 50 doanh nghiệp đã từng sử dụng và mong muốn cập nhật hoặc thay thế bằng sản phẩm tốt hơn. Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời hài lòng với hệ thống quản trị nhân sự bằng phần mềm hiện có là khá thấp, dưới 10%.

Chuyên gia quản trị nhân sự khẳng định, triển khai phần mềm nhân sự thành công là rất khó. Không có khái niệm “Chuẩn” trong quản trị nhân sự tại Việt Nam. Bất kỳ một phần mềm nào cũng đều có rủi ro và tỷ lệ thất bại nhất định, tùy vào lĩnh vực đặc thù và tùy vào từng doanh nghiệp. Vì vậy mới cần có giải pháp, định hướng và một “công thức chuẩn” cho doanh nghiệp.

Người nổi tiếng đăng bài nhận cuộc gọi từ Flash AI sẽ mất hết tiền, bị đánh cắp thông tin, Hiếu PC khẳng định sai sự thật!

Anh Tuấn

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên