Cha mẹ đứng tên thuê bao cho con thì SIM có bị khóa sau ngày 31/3 hay không?
Thuê bao sẽ nhận được thông báo của nhà mạng.
Từ nay đến 31/3, nhà mạng sẽ nhắn tin nhiều lần cho các thuê bao chưa đúng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nếu không cập nhật, người dùng có thể bị khóa liên lạc.
- 16-03-2023Hàng trăm người sập bẫy thủ đoạn đánh cắp điện thoại mới
- 16-03-2023Australia ra mắt Mạng lưới AI có trách nhiệm
- 16-03-2023Làm việc 2 tiếng/ngày, cô gái 24 tuổi kiếm gần 200 triệu đồng mỗi tháng nhờ TikTok
Theo đó các nhà mạng sẽ nhắn tin cho thuê bao chưa đáp ứng yêu cầu thông tin 5 lần, mỗi ngày một lần trong 5 ngày liên tiếp.
Kể từ khi nhận thông báo, chủ thuê bao có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa liên lạc một chiều. Nếu vẫn tiếp tục chưa cập nhật, 15 ngày sau nữa, thuê bao sẽ bị khóa liên lạc 2 chiều. 60 ngày kể từ khi nhận được thông báo đầu tiên mà chưa cập nhật thông tin, thuê bao sẽ bị ngừng hợp đồng.
Điều kiện số thuê bao được coi là “trùng với CSDLQG về dân cư”
Hiện nay, những thuê bao đáp ứng được 3 trường thông tin gồm: Số giấy tờ, họ tên, ngày sinh trùng với dữ liệu tại CSDLQG về dân cư là những thuê bao đã được chuẩn hóa, không cần phải bổ sung, điều chỉnh. Các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp sẽ nhận được thông báo từ nhà mạng và cần thực hiện chuẩn hóa lại thông tin trước 31/3/2023 để tránh bị gián đoạn liên lạc (khóa thuê bao 1 chiều).
Một số trường hợp về thuê bao cần chú ý:
Theo nhà mạng VinaPhone: Đối với các khách hàng sử dụng từ 2 thuê bao trở lên và khi kiểm tra thì trùng thông tin do trước đây đã có người khác đăng ký : Trong trường hợp khách hàng sau khi kiểm tra thông tin thuê bao phát hiện mình đang sử dụng SIM không chính chủ (trước đây đã có người khác đăng ký) thì có thể đến các điếm giao dịch của VinaPhone để thực hiện các thủ tục xác minh/cam kết đang sử dụng số điện thoại đó và để được hỗ trợ đăng ký lại thông tin chính chủ.
Theo quy định, nếu khách hàng sử dụng từ số thuê bao thứ 4 trở lên đối với 1 nhà mạng thì cần thực hiện ký bổ sung hợp đồng với nhà mạng. Đối với các trường hợp Cha mẹ đứng tên thuê bao cho con
(do con chưa có Căn cước công dân) thì khi so sánh với CSDLQG về dân cư vẫn là kiểm tra thông tin thuê bao của Cha – mẹ, nếu thông tin trùng khớp thì sẽ không nằm trong diện bị khóa thuê bao, thu hồi số.
Khoảng 4 triệu thuê bao chưa trùng khớp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Đến nay số lượng thuê bao không trùng khớp thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn khoảng hơn 1 triệu đối với mỗi nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone, khoảng 4 triệu thuê bao.
“Theo số liệu tính đến ngày 30/11/2022 thì VinaPhone có 1,1 triệu thuê bao chưa trùng khớp với CSDLQG về dân cư. Tuy nhiên, đây không phải con số cuối cùng, vì nhà mạng cùng công an vẫn tiếp tục xác minh lại sự sai lệch giữa 2 trường thông tin. Nguyên nhân do lịch sử dữ liệu thông tin thuê bao đăng ký từ trước và các nguyên nhân nhập liệu, bóc tách thông tin trên giấy tờ có sai sót, lỗi”, đại diện VinaPhone cho hay.
Ba nhà mạng lớn nhất cho biết hỗ trợ khách hàng cập nhật thông tin qua ứng dụng, trang web và tại hệ thống cửa hàng trên toàn quốc. Đối với cả 3 nhà mạng, khi cập nhật qua ứng dụng hoặc trang web, đầu tiên người dùng cần nhập số điện thoại cần kiểm tra, hệ thống sẽ báo trạng thái thông tin đã trùng khớp hay chưa và hướng dẫn các bước cập nhật thông tin tiếp theo.
Tuy nhiên, đại diện nhà mạng Viettel cho biết tỷ lệ khách hàng phản hồi khi được thông báo thấp, cho dù nhắn tin nhiều lần liên tiếp, nhiều người không quan tâm hoặc cho rằng tin nhắn rác.
Phía VinaPhone cho biết hiện chưa có tình trạng quá tải nhưng nhà mạng khuyến nghị các chủ thuê bao sớm thực hiện chuẩn hóa thông tin khi được yêu cầu để tránh tình trạng quá tải cục bộ có thể xảy ra tại thời điểm gần ngày thuê bao sai thông tin bị khóa liên lạc một chiều, ngày 30/3.
Nhịp sống thị trường