Chơi lớn như Nhật Bản: Trùm công nghệ Sony tất tay 7 tỷ USD vào canh bạc chip điện tử, chính phủ làm 'bà đỡ' hậu thuẫn một nửa kinh phí
Dẫu vậy, nhà máy chỉ có thể đi vào hoạt động từ năm 2024.
- 09-08-2021'Gieo hạt' suốt hàng chục năm, Sony bắt đầu hái trái ngọt giữa đại dịch Covid-19: Từ TV, máy ảnh đến nhạc, phim đều đắt hàng, riêng PS5 không còn phải bán lỗ
- 06-08-2021Sony "ăn nên làm ra" trong mùa dịch COVID-19
- 27-07-2021Gần chục năm thua lỗ, Sony vụt hồi sinh nhờ biết 'trẻ hóa': Bán tất cả những thứ không phải cốt lõi kể cả thương hiệu Vaio, chỉ làm ra những sản phẩm khiến khách hàng phải 'wow'
Theo hãng tin Reuters, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan mới đây đã chấp nhận hợp tác với hãng Sony của Nhật Bản trong việc xây dựng nhà máy tại xứ sở mặt trời mọc.
Cụ thể, chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ một nửa kinh phí trong số 800 tỷ Yên, tương đương 7,15 tỷ USD cho thương vụ hợp tác mở nhà máy này nhằm theo đuổi chiến lược phát triển chip vốn đang tụt lại phía sau.
Nhà máy này sẽ được xây dựng tại tỉnh Kumamoto, trên khu đất thuộc sở hữu của Sony và nằm ngay cạnh khu nhà máy sản xuất cảm biến hình ảnh của hãng. Dự án này được kỳ vọng sẽ sản xuất thiết bị bán dẫn cho ngành ô tô, cảm biến máy ảnh cũng như những sản phẩm khác đang bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thiếu chip hiện nay.
Dẫu vậy, nhà máy chỉ có thể đi vào hoạt động từ năm 2024.
Hiện cả Sony lẫn TSMC đều chưa đưa ra bình luận gì nhưng TSMC đã từng cho biết vào tháng 7/2021 rằng họ đang xem xét xây dựng nhà máy ở Nhật Bản. Hiện TSMC đang là hãng sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung ứng chiến lược của Apple.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ loại chip nào của Apple sẽ được sản xuất tại nhà máy ở Nhật Bản. Sony cũng là một khách hàng lớn và có khả năng họ sẽ ưu tiên sản xuất chip phục vụ cho riêng mình tại nhà máy này.
Theo Reuters, TSMC hiện đang khá quan ngại về khả năng đảm bảo năng suất sản xuất chip tại Đài Loan, vốn đang là nơi cho ra đời phần lớn những loại chip tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Trong khi đó, Nhật Bản lại đang quan ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu vì thiếu chip xử lý. Đặc biệt, việc Nhật Bản tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ bán dẫn, nhất là ở mảng chip điện tử so với Trung Quốc và Mỹ đã thúc đẩy thương vụ này.
*Nguồn: Reuters
Doanh nghiệp và tiếp thị