Chân dung "gã điên" trong ngành xây dựng Trung Quốc: San lấp 700 ngọn núi trong vòng 180 ngày, dám chịu lỗ chục nghìn USD để làm giàu, tạo nên tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới
Ông Nghiêm Giới Hòa là người sáng lập doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thế giới về đầu tư xây dựng hạ tầng, xếp thứ 96 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Ông từng được mệnh danh là "nhà thầu lớn nhất Trung Quốc".
- 03-09-2021Từ trang trại gà tới gia tài hơn 17 tỷ NDT, tỷ phú Trung Quốc vướng vào vòng lao lý khi ở đỉnh cao sự nghiệp: Bài học sâu sắc dành cho những người có tư duy “được ăn cả ngã về không” trong kinh doanh
- 03-09-2021Điều kỳ lạ ở thành phố nhiều "đại gia" nhất châu Âu: Cứ 4 người thì có 1 người là tỷ phú, nhưng đa số đều dùng xe bus để di chuyển hàng ngày
- 02-09-2021Tỷ phú giàu thứ hai “xứ sở hoa anh đào” chia sẻ về tham vọng làm giàu ấp ủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường: Dám nghĩ lớn và dám thành công!
Ở Trung Quốc, có một doanh nhân từng khởi nghiệp bằng cách "chịu lỗ", từng san bằng 700 ngọn núi trong 180 ngày, từng nhất quyết không niêm yết tập đoàn của mình dù nó lọt vào top 500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới… Những hành động "khác người" này đến ngày hôm nay cũng chỉ có "gã điên" Nghiêm Giới Hòa mới dám làm. Có thể nói, Nghiêm Giới Hòa chính là người tạo ra kỳ tích có một không hai trong giới kinh doanh Trung Quốc.
Nhiều lần "chết đi sống lại", Nghiêm Giới Hòa vẫn tạo nên kỳ tích. Ảnh: Zhihu
01.
Nghiêm Giới Hòa sinh năm 1960 tại Hoài An, tỉnh Giang Tô. Xuất thân trong một gia đình tri thức, từ nhỏ ông đã thông minh hơn người và xuất sắc tốt nghiệp cấp 3 năm 16 tuổi.
Sau khi tốt nghiệp trung học, ông vào một trường trung học ở Hoài An để làm giáo viên dạy tiếng Trung Quốc. Trong lớp ông dạy có một cô gái tên là Trương Vân Cần, cô này không chỉ là gương mặt đại diện của khối, mà còn rất giỏi thể thao, vô cùng năng động hoạt bát. "Mọt sách" như Nghiêm Giới Hòa luôn nhìn Vân Cần với cặp mắt ngưỡng mộ, tuy mang danh thầy trò, nhưng thật ra họ chỉ chênh nhau có 3 tuổi mà thôi.
Trương Vân Cần – vợ Nghiêm Giới Hòa. Ảnh: Zhihu
Cả hai dần có ấn tượng tốt về nhau, sau khi Trương Vân Cần tốt nghiệp cấp 3, cả hai đã kết hôn trong ánh mắt ngỡ ngàng của bạn học và đồng nghiệp.
02.
Nghiêm Giới Hòa từng là giám đốc điều hành công ty, một doanh nghiệp nhỏ, và một nhà máy nhỏ... Cuối cùng, với trực giác kinh doanh nhạy bén, ông quyết định theo đuổi ngành công nghiệp xây dựng đầy hứa hẹn.
Năm 1992, Nghiêm Giới Hòa đã lấy 18.6 nghìn USD gia tài của mình để thành lập công ty TNHH kỹ thuật xây dựng Hoài An Dẫn Giang.
Ban đầu, người chân ướt chân ráo trong giới xây dựng như Nghiêm Giới Hòa không thầu được dự án nào cả. Thế nhưng, ông trời không phụ người có lòng. Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng công ty Dẫn Giang đã nhận được dự án xây dựng một đoạn ở đường cao tốc vành đai Nam Kinh. Tuy nhiên, đây không phải là một dự án đơn giản.
Đường cao tốc Nam Kinh. Ảnh: Zhihu
Trước khi được Nghiêm Giới Hòa tiếp quản, dự án này đã qua tay 5 chủ thầu. Sau khi tính toán kỹ lưỡng, Nghiêm Giới Hòa phát hiện rằng sau khi hoàn thành dự án, công ty không những không kiếm được tiền, mà còn phải lỗ 7.7 nghìn USD.
Thế nhưng ông không hề sợ hãi, ông nói rằng, dự án đầu tiên, không làm thì thôi, nếu đã làm, thì phải làm cho thật hoàn hảo.
Thế là, ông đã bỏ ra rất nhiều tiền để dùng nguyên liệu tốt nhất để hoàn thành dự án trong thời gian nhanh nhất. Kết quả là, dự án đáng ra chỉ lỗ 7.7 nghìn USD, nay lỗ đến 12.4 nghìn USD!
Dựa vào "trí tuệ, lương tâm, chịu thương chịu khó, dám thua lỗ", Nghiêm Giới Hòa đã được Bộ chỉ huy Kỹ thuật và Tổng thầu phê duyệt, họ quyết định giao cho ông thầu tất cả các dự án hỗ trợ trên đường cao tốc này.
Sau khi đường cao tốc hoàn thành, Nghiêm Giới Hòa - người vốn lỗ 12.4 nghìn USD, đã kiếm được 1.3 triệu USD.
Với kỳ tích "Lỗ 7.7 nghìn chi bằng lỗ 12.4 nghìn USD", cuối cùng Nghiêm Giới Hòa đã kiếm được "thùng vàng" đầu tiên trong đời.
03.
Cũng chính nhờ dự án này mà Nghiêm Giới Hòa trở nên nổi tiếng, các dự án cứ thế liên tục kéo đến… Năm 1995, Nghiêm Giới Hòa đã bỏ ra 6.2 triệu USD để mở rộng công ty Dẫn Giang. Cũng từ đây, Tập đoàn xây dựng Trung Quốc Thái Bình Dương (CPCG) đã ra đời.
Kể từ đó, công việc kinh doanh của Nghiêm Giới Hòa ngày càng mở rộng và ông dần đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Phải nói rằng Nghiêm Giới Hòa đã đi đúng hướng khi chọn bước chân vào ngành xây dựng. Trong một thời gian, Thái Bình Dương nhận được rất nhiều đơn đặt hàng lớn cho các dự án của chính phủ, và doanh thu hàng năm của tập đoàn không ngừng tăng vọt. Thái Bình Dương trở thành tập đoàn xây dựng hàng đầu Trung Quốc, và Nghiêm Giới Hòa cũng trở thành nhà thầu lớn nhất Trung Quốc.
Đến năm 2012, Nghiêm Giới Hòa tham gia xây dựng Khu phố mới ở Lan Châu. Đây là dự án đầu tư tư nhân lớn nhất ở Trung Quốc lúc bấy giờ, với tổng chi phí lên tới 3.4 tỷ USD. Nghiêm Giới Hòa rất coi trọng dự án này, vì một khi đã ký hợp đồng, nếu ông không thể san lấp 700 ngọn núi trong vòng nửa năm, thì ông sẽ phải chịu lỗ cao.
Nếu thi công chậm một ngày, Nghiêm Giới Hòa sẽ mất 3.4 triệu USD, nếu chậm một tháng, ông sẽ phải mất vài chục triệu USD. Khi đó, nhiều người cho rằng ông chắc chắn sẽ không thể trúng thầu dự án này.
Tuy nhiên, ông đã đưa ra một "lời hứa vô cùng hào sảng": Công trình sẽ được hoàn thành trong vòng 180 ngày.
Cuối cùng thì "gã điên" Nghiêm Giới Hòa đã làm được, ông không chỉ hoàn công đúng kế hoạch, thậm chí còn hoàn thành trước kế hoạch vài ngày, cho ra đời một khu phố mới đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng.
04.
Bởi lẽ Nghiêm Giới Hòa thường làm những chuyện khiến ai ai cũng phải kinh ngạc, thế nên ông được mệnh danh là "Người điên nhất trong số tất cả người dân Trung Quốc". Khi biết mọi người đặt cho mình biệt danh như vậy, ông nói: "Tôi có thể trở thành người điên mãi mãi, đây mới chính là sức mạnh thật sự của tôi."
Danh hiệu "gã điên" của Nghiêm Giới Hòa không chỉ đến từ sự giàu có, mà còn đến từ cách nói chuyện "thẳng như ruột ngựa" của ông. Ông nổi tiếng với phong cách nói chuyện "ngông" nhưng không "ngang" của mình.
Có lần, một phóng viên hỏi ông về dự báo phát triển kinh tế Trung Quốc trong tương lai, ông dõng dạc nói: "Trong tất cả người Trung Quốc trên thế giới, tôi là một trong số những người có tiếng nói nhất. Tôi không biết ai khác có tiếng nói hơn tôi, vì vậy tôi xin dùng từ "một trong số". Trong môn kinh tế học, các nhà kinh tế đều phải "nghiên cứu" để hiểu bộ môn này, còn tôi thì khác, tôi "chiến đấu" để hiểu kinh tế là gì."
"Thật ra tôi viết lách cũng khá hay. Tôi cảm thấy hơi buồn khi biết tin Mạc Ngôn đã giành giải Nobel Văn học trước tôi, anh ấy thậm chí chưa tốt nghiệp tiểu học nữa mà. Thế nên, tôi sẽ chạy nước rút để giành giải thưởng Kinh tế."
Cũng giống như công trình "san lấp 700 ngọn núi ở Lan Châu" mà ông đã đảm nhận, ông tự ví bản thân mình như một chiếc máy ủi vậy: đơn giản, cứng rắn, quả quyết, xông về phía trước, không ngừng gào thét và luôn "đi đường thẳng"... Nghiêm Giới Hòa chưa bao giờ khách sáo khi tự khen mình, thậm chí ông rất hào hứng khi "tự tâng bốc" mình như thế.
Ông luôn cười và nói: "Tôi thật sự đã làm được những điều này, thì hà cớ gì phải giả vờ khiêm tốn."
Hiện nay, ông đã lùi về sau cánh gà, và con trai Nghiêm Hạo đang thay ông lãnh đạo Tập đoàn Thái Bình Dương. Ngày nay, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương là công ty tư nhân số một ở Trung Quốc và là công ty xây dựng tư nhân lớn, xếp thứ 96 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Theo thống kê, hiện Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương có hơn 500 công ty cổ phần và có hơn 100 công ty đầu tư đối ngoại trên khắp thế giới.
Nếu giới trẻ hiện nay dám "điên cuồng", dám thầm lặng tạo ra kỳ tích, dám đổi mới và sáng tạo… Chắc hẳn khi về già, những ai đã dùng nửa đời để phấn đấu sẽ có thể nói một cách hào sảng như Nghiêm Giới Hòa đã từng.
Nguồn: Zhihu