Châu Á sẽ sớm thống trị thế giới, Việt Nam đang đóng vai trò gì?
Thế giới đang được "châu Á hóa" - và nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn.
- 03-10-2019Cố vấn Tổng thống Hàn Quốc: Công nghệ 5G của Samsung rất quan trọng cho việc xây dựng smart city
- 03-10-2019Bloomberg: Kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 43 tỷ USD, thanh toán số sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2025
- 03-10-2019Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình: Cái gì chưa hoặc không quản lý được thì chúng ta cấm thì làm gì còn đổi mới sáng tạo?
Nghiên cứu mới của Viện toàn cầu McKinsey cho thấy trung tâm toàn cầu đang dịch chuyển về phía châu Á. Ngày nay, khu vực này có tỷ trọng thương mại, vốn, con người, kiến thức, giao thông, văn hóa và tài nguyên ngày càng tăng. Đến năm 2040, châu Á có khả năng sẽ tạo ra hơn 50% GDP thế giới và chiếm gần 40% lượng tiêu thụ toàn cầu.
Châu Á hiện chiếm khoảng một phần ba thương mại hàng hóa thế giới, cách đây 10 năm, tỷ lệ này là một phần tư. Cũng trong 10 năm đó, thị phần của khách du lịch hàng không toàn cầu đã tăng từ 33% lên 40% và tỷ lệ dòng vốn đã tăng từ 13% lên 23%.
Những dòng chảy này đã nuôi dưỡng các thành phố châu Á. Châu Á chiếm 21 trong số 30 thành phố lớn nhất thế giới và 4 trong số 10 điểm du lịch thu hút nhất.
Với việc chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Động lực tăng trưởng nội tại của châu Á là không thể xem thường. Khoảng 60% tổng thương mại hàng hóa của các nước châu Á là thương mại nội khu vực, được tạo điều kiện bởi các chuỗi cung ứng hội nhập sâu rộng. 70% tài trợ khởi nghiệp cho các startup châu Á cũng đến từ trong khu vực. 74% du lịch trong khu vực châu Á được thực hiện bởi chính người châu Á.
Tiến trình xâm lấn kinh tế thế giới diễn ra ở cả 4 nhóm kinh tế nổi bật của châu Á. Mỗi nhóm ở một giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau và đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn khu vực.
Đầu tiên, dĩ nhiên là Trung Quốc, nền kinh tế trọng điểm của khu vực, thị trường lớn nhất thế giới. Trong năm 2013-2017, quốc gia này chiếm 35% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của khu vực châu Á. Với ánh năng lực đổi mới đang phát triển nhanh chóng, Trung Quốc chiếm 44% số đơn xin cấp bằng sáng chế của toàn thế giới trong năm 2017.
Nhóm thứ hai là Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đóng vai trò nâng đỡ kinh tế khu vực. Với tổng vốn đầu tư nước ngoài là 1 nghìn tỷ USD, hai quốc gia này chiếm 54% tổng số vốn đầu tư vào các nước châu Á khác trong những năm 2013-2017. Chỉ riêng Hàn Quốc chiếm 33% tổng số dòng vốn FDI vào Việt Nam. Nhật Bản chiếm 35% dòng vốn FDI của Myanmar và 17% của Philippines".
Nhóm thứ ba là khu vực mới nổi ở châu Á, bao gồm một nhóm các nền kinh tến mới nổi, tương đối đa dạng, không chỉ có lao động dồi dào, mà còn có tiềm năng tăng trưởng cao, nhờ tăng năng suất và tiêu dùng, đổi mới sáng tạo. Việt Nam là quốc gia được xếp vào nhóm này.
Cuối cùng, nhóm thứ tư là các thị trường cận biên và Ấn Độ. Nhóm này có lực lượng lao động tương đối trẻ, tận dụng tốt thị trường nhập khẩu đang phát triển của châu Á.
Sự khác biệt giữa bốn nhóm nước này sẽ bổ sung lẫn nhau, cùng nhau trở thành một khối mạnh. Ví dụ, khi lực lượng lao động ở Nhật Bản, ở Trung Quốc già đi, Ấn Độ sẽ thế chỗ. Độ tuổi trung bình của dân số Ấn Độ năm 2015 là 27 tuổi, Trung Quốc là 37 và Nhật Bản là 48. Dự kiến đến năm 2050 tuổi trung bình của dân Ấn Độ mới tăng lên 38.
Tương tự như vậy, khi tiền lương, rộng hơn là chi phí sản xuất, bắt đầu tăng lên ở một quốc gia phát triển, một nền kinh tế mới nổi sẽ đảm nhận các hoạt động đó. Từ năm 2014 đến 2017, khi thị phần của Trung Quốc trong tất cả các ngành thâm dụng lao động giảm từ 55% xuống 52%, thị phần của Việt Nam tăng thêm 2,2%.