Chỉ 2,4% người giàu đổi đời nhờ cổ phiếu, còn lại đều kiếm tiền từ kinh doanh: Muốn hốt bạc trong chốn thương trường thì phải làm được điều này
Làm giàu không chỉ nhờ "may rủi", đó là kết quả của cả một quá trình làm việc chăm chỉ, không nản lòng và một tư duy khác biệt.
- 26-12-2022Nhóm người có nguy cơ bị sa thải trước Tết cực cao: Không tiền, không quan hệ, dễ dàng thay thế chỉ trong 'một nốt nhạc'
- 26-12-2022‘Siêu lừa’ bỏ túi gần 7 tỷ đồng không cần vốn: Hẹn hò với 18 người đàn ông cùng một lúc, làm một điều tất cả đều ngoan ngoãn nộp tiền
- 25-12-2022Cuối năm bạn vay tiền dễ hao tài tốn của, sứt mẻ tình cảm: Nói 3 câu này xử lý 'vẹn cả đôi đường'
- 24-12-2022Chuyên gia Nhật Bản "mách" quy tắc để có tiền tỷ ở tuổi 30: Cách kiếm không bằng cách tiêu, người làm được điều này muốn nghèo cũng khó
- 24-12-2022Kẻ tay trắng không mua nổi bữa trưa "thoát nghèo" thành công nhờ bí quyết: Muốn nâng cao thu nhập thì phải kết thân với… phòng nhân sự
Đầu tư cổ phiếu không phải con đường làm giàu lý tưởng
Năm 1990, giáo sư người Mỹ Thomas Stanley đã tiến hành khảo sát 733 triệu phú trong nước. Kết quả cho thấy, chỉ có 12% số triệu phú thành công nhờ đầu tư cổ phiếu.
Một nghiên cứu khác tại Đức cũng có kết quả tương đương. Trong cuộc khảo sát 472 triệu phú vào năm 2012, chỉ có 2,4% số triệu phú thành công nhờ cổ phiếu, thấp hơn cả số liệu năm 1990. 10% trong số triệu phú đó giàu lên nhờ đầu tư bất động sản, còn lại đều kiếm tiền chủ yếu qua các hoạt động kinh doanh.
Có thể thấy, những người giàu nhất trên thế giới đang xây dựng khối tài sản khổng lồ nhờ tài năng kinh doanh của chính mình.
Rainer Zitelmann - một nhà sử học, doanh nhân và tác giả nổi tiếng người Đức - nhận định, nếu nhìn vào danh sách những người giàu nhất thế giới, không mấy người giàu lên nhờ cổ phiếu.
Tên tuổi của huyền thoại đầu tư Warren Buffett đã gây ra ảo giác cho mọi người, nhưng ông chỉ là một trong số cực ít những người may mắn kiếm được từ cổ phiếu. Hầu như các tỷ phú khác như Jeff Bezos, Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Larry Page đều tạo dựng khối tài sản khổng lồ nhờ khả năng kinh doanh của họ.
Như vậy, kinh doanh mới là con đường dễ nhất để giàu có.
Sau khi phỏng vấn 45 triệu phú có khối tài sản hơn 11,4 triệu USD, Rainer Zitelmann đã tìm ra công thức của sự giàu có và tổng hợp nó trong cuốn sách "The Wealth Elite". Mỗi người đều có một câu chuyện khác nhau - người là triệu phú tự thân, người được thừa kế từ gia đình, nhưng điểm chung của họ là đều từng kinh doanh.
Hơn 60% số người được hỏi chia sẻ rằng sự giàu có của họ liên quan đến việc kinh doanh. Thậm chí, 30% trong số đó khẳng định rằng 70% số tài sản của họ tích lũy được là nhờ tài năng kinh doanh.
Tom Corley là kế toán, nhà hoạch định tài chính và là tác giả của cuốn sách "Những đứa trẻ giàu có: Cách nuôi dạy con cái chúng ta hạnh phúc và thành công trong cuộc sống" và "Thói quen giàu có: Thói quen thành công hàng ngày của những người giàu có".
Ông đã dành 5 năm để nghiên cứu thói quen của 233 triệu phú, trong đó 177 người là những triệu phú tự thân. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, ông xác định 6 nguyên tắc mà tất cả họ đều có giúp xây dựng 1 sự nghiệp thành công.
1. Không ngừng học hỏi
Đối với những triệu phú mà Tom từng phỏng vấn, học hỏi và cải thiện bản thân là ưu tiên hàng đầu đối với họ. 49% số người được hỏi chỉ dành vài phút mỗi ngày để học. Song có tới 61% số người chia sẻ rằng họ đã luyện tập các kỹ năng như tập luyện thể thao hay tham gia các khóa học trực tuyến ít nhất 2 giờ mỗi ngày. 63% khác cho biết họ nghe sách nói trên đường đi làm.
71% số người cho biết họ thường đọc sách về self-help. Nhiều người trong số họ thích đọc các cuốn sách về tiểu sử của những người thành công.
2. Lắng nghe nhiều hơn nói
Một chiến lược đã được đưa ra trong các cuộc phỏng vấn của Tom là "quy tắc lắng nghe 5:1".
Trong một tập thể, cứ mỗi phút họ nói, các triệu phú sẽ lắng nghe trong 5 phút. Điều này đã giúp họ củng cố các mối quan hệ trong công việc và có được góc nhìn khác nhau về một vấn đề nhất định.
Và 81% trong số các triệu phú được khảo sát nói rằng họ mong muốn nhận sự phản hồi từ người khác, ở cả bên trong và bên ngoài nơi làm việc.
3. Không làm việc một mình
Trong nghiên cứu của Tom, 86% triệu phú tự thân làm việc trung bình 50 giờ/tuần. Song họ không làm việc một mình. Nhiều người thành công là nhờ họ biết phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
Nếu không thành thạo một kỹ năng nào đó, họ sẽ giao công việc đó cho người đúng chuyên môn. Nhờ đó họ có nhiều thời gian và sức khỏe để bao quát được công việc.
Với vệ tinh xung quanh là những người giỏi và có chung tầm nhìn, họ có thể đi một quãng đường xa hơn so với người chỉ làm việc một mình.
4. Luôn có ước mơ lớn
Trong nghiên cứu của Tom, nhiều triệu phú đã sử dụng chiến lược mà ông gọi là "Thiết lập ước mơ". Họ ngồi xuống và viết ra ý tưởng, cuộc sống hoàn hảo của mình sẽ như thế nào trong 10 năm tới.
Một trong những triệu phú trong nghiên cứu của Tom là người đam mê kinh doanh rượu. Chàng trai ấy tin rằng mình có thể kiếm hàng triệu USD khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên gia đình và bạn bè của anh đều cho rằng giấc mơ này là bất khả thi. Không nản lòng, 15 năm sau, người đàn ông đó trở thành một chuyên gia trong ngành rượu vang. Ông đã kiếm được 4 triệu USD bởi không từ bỏ ý tưởng mà bản thân tin tưởng.
5. Ưu tiên đến sức khỏe cá nhân
Sức khỏe tốt tất nhiên là sống lâu, điều đó có nghĩa là có nhiều thời gian hơn để tạo ra của cải. Một triệu phú đã phải vật lộn với cân nặng vượt ngưỡng của mình. Một ngày nọ, cô quyết định đi bộ mỗi ngày một dặm. Sau một tháng, cô tăng lên 2 dặm rồi 3 dặm.
Vào thời điểm Tom phỏng vấn người phụ nữ này, cô ấy đã tham gia 3 cuộc thi marathon. Cô cho rằng năng lượng, sự tập trung và động lực để có được thành công là do thường xuyên tập thể dục.
6. Tự tạo vận may cho chính mình
Ở đây Tom không nói đến yếu tố may mắn ở những trò đỏ đen. 94% triệu phú trong nghiên cứu của Tom nói rằng họ không bao giờ đánh bạc.
Thực tế các triệu phú tự thân tạo sự may mắn cho bản thân là nhờ sự kiên trì để tăng thêm cơ hội. Tất yếu may mắn cuối cùng sẽ tìm đến với những người không từ bỏ ước mơ và mục tiêu của mình.
Theo CNBC, Forbes
Nhịp sống thị trường