MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chỉ sau một câu nói của UAE, giá dầu lao dốc 13% - chuyện gì đã xảy ra?

10-03-2022 - 16:49 PM | Thị trường

Chỉ sau một câu nói của UAE, giá dầu lao dốc 13% - chuyện gì đã xảy ra?

UAE cho biết sẽ thuyết phục các thành viên OPEC tăng sản lượng - động thái được cho là cứu thị trường dầu thô khỏi cơn khủng hoảng về giá vừa qua.

Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất sẽ thuyết phục các thành viên OPEC tăng sản lượng khai thác dầu trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine đã đẩy giá dầu thô lên cao nhất trong hơn một thập kỷ, một quan chức cao cấp của quốc gia này cho biết.

UAE là thành viên đầu tiên kêu gọi OPEC tăng sản lượng kể từ khi Nga tiến quân vào Ukraine. "Chúng tôi ủng hộ việc tăng sản lượng và sẽ khuyến khích OPEC xem xét mức sản xuất cao hơn", Yousef al-Otaiba – đại sứ của UAE tại Whashington cho biết trong một tuyên bố với Financial Times.

Ông nói thêm: "UAE đã là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy và có trách nhiệm với thị trường toàn cầu trong hơn 50 năm và tin rằng sự ổn định trên thị trường năng lượng rất quan trọng với nền kinh tế toàn cầu".

Tuyên bố của đại sứ UAE được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh cấm nhập khẩu ngay lập tức đối với dầu thô của Nga, làm dấy lên lo ngại các quốc gia khác sẽ có động thái tương tự trong việc ngăn chặn dòng năng lượng của Nga.

Trong nhiều tuần, chính quyền Biden trong nhiều tuần đã thúc ép các nhà sản xuất dầu tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu. Tuy nhiên, liên minh OPEC+, bao gồm Nga, đã từ chối thay đổi kế hoạch đã được thống nhất vào năm ngoái là tăng sản lượng mỗi tháng thêm 400.000 thùng/ngày.

Dầu thô Brent tiêu chuẩn quốc tế giao dịch ở mức 131,64 USD hôm 9/3 nhưng đã giảm mạnh xuống khoảng 111 USD/thùng sau những bình luận từ UAE. Mức giảm ghi nhận là 13%. Hôm 9/3, Iraq cũng cho biết sẵn sàng tăng sản lượng nếu được yêu cầu.

UAE là đồng minh thân cận của Ả rập Xê út, lãnh đạo của OPEC, cũng là quốc gia từ chối các lời kêu gọi tăng sản lượng của Mỹ. Tuy nhiên, năm ngoái, Abu Dhabi đã vướng vào tranh chấp với Riadh về hạn ngạch sản lượng.

Quan điểm của Abu Dhabi đã được hoan nghênh bởi chính quyền Biden, vốn lo ngại việc tăn giá dầu sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng năng lực sản xuất dầu thô dự phòng toàn cầu ở mức rất thấp. Chỉ có Ả rập Xê út là có thể nâng sản lượng một cách đáng kể trong khi UAE thấp hơn một chút. "Thị trường không có đủ công suất dự phòng để lấp đầy lỗ hổng mà dầu thô của Nga để lại", Amrita Sen của Energy Aspects cho biết. Bà cho biết thêm bà không ngạc nhiên khi UAE là quốc gia đầu tiên ủng hộ việc tăng sản lượng bởi trước đó họ đã muốn tăng xuất khẩu.

Trong khi đó, một số thành viên OPEC bao gồm Nigeria, Angola và Malaysia đã liên tục không đạt được hạn ngạch sản xuất kể từ khi OPEC+ đạt thoả thuận vào năm ngoái. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, tổng sản lượng của nhóm đang thấp hơn mức mục tiêu là 900.000 thùng/ngày, tính đến tháng 1.

Mohammed Barkindo, Tổng thư ký OPEC đã cảnh báo trong tuần này rằng "không công suất nào trên thế giới hiện tại có thể thay thế mức 7 triệu thùng một ngày xuất khẩu từ Nga".

Nguồn: FT

https://cafef.vn/chi-sau-mot-cau-noi-cua-uae-gia-dau-lao-doc-13-chuyen-gi-da-xay-ra-2022031016500879.chn

Đức Nam

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên