Chi tiết vụ núi lửa đáy Thái Bình Dương phun trào: Bùng nổ tới 2 lần, dữ dội đến mức quan sát được từ vệ tinh, sóng thần quét qua nhiều nước
Nhưng điều quan trọng nhất là dù dữ dội, vẫn chưa có thiệt hại nào đáng kể được ghi nhận.
- 16-01-2022Người phụ nữ cầm chiếc bình mẻ đến chương trình thẩm định, khán giả chê cười: Chuyên gia đổ nước vào và kết luận số tiền khiến tất cả "câm nín"
- 15-01-2022Lạ đời loại gỗ giá gần 9.000 tỷ/cây nhưng không ai dám trồng: 5 lý do đều chính đáng
- 15-01-2022Xu hướng độc thân lên ngôi: Phụ nữ Trung Quốc nhất định phải mua nhà trước khi kết hôn, sợ mất tự do hơn là ly dị
Như đã đưa tin, một ngọn núi lửa nằm dưới đáy Thái Bình Dương đã bất ngờ phun trào hết sức dữ dội và gây ra những ảnh hưởng đáng lo ngại.
Ngọn núi có cái tên khá dài Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai, nằm cách đảo Fonuafo'ou của Tonga (quốc gia ở Nam Thái Bình Dương) khoảng 30km. Ngọn núi phun trào lần đầu vào ngày 14/1, sau đó tiếp tục bùng nổ vào lúc 17h26 phút chiều ngày 15/1 (giờ địa phương).
Các vụ phun trào đã đẩy một cột tro bụi và khí gas núi lửa cao tới 20km vào không khí. Chúng lớn và dữ dội đến mức vệ tinh có thể chụp được hình ảnh cột tro bụi khổng lồ và các rung chấn tỏa ra.
Ảnh chụp cột tro bụi từ vệ tinh
Số tro bụi ấy phủ xuống bầu trời của Nuku'alofa - thủ đô Tonga, khiến đường dây viễn thông bị phá hỏng. Đất nước này cũng phải đối mặt với một cơn sóng thần nguy hiểm, càn quét qua những con đường vùng ven biển và gây ngập lụt nghiêm trọng. Tàu thuyền lớn bị đẩy vào bờ, các cửa hàng ven biển bị thiệt hại nghiêm trọng.
Nhưng không chỉ Tonga, đợt phun trào này còn tác động đến nhiều quốc gia khác nữa.
Nhật Bản
Vụ phun trào gây ảnh hưởng dọc theo Thái Bình Dương và buộc nhiều quốc gia phải ban hành cảnh báo sóng thần, từ New Zealand, Nhật Bản cho đến Mỹ và Canada. Khi một cảnh báo được phát ra, những người ở gần biển phải lập tức di chuyển vào sâu trong đất liền, hoặc tìm đến những khu vực có địa thế cao.
Sáng ngày 16/1, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ban hành cảnh báo sóng thần, sau khi tỉnh Iwate quan sát thấy những đợt sóng cao tới 2,7m. Nhiều đợt sóng thần nhỏ hơn được ghi nhận ở một số khu vực khác.
Tuy nhiên đến chiều cùng ngày, mọi cảnh báo được dỡ bỏ. Cơ quan khí tượng cho rằng các đợt sóng thần chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ, khó lòng tiến sâu vào đất liền, dù sẽ có một số ảnh hưởng về thủy triều. Con số thiệt hại về người và vật chất đang được tính toán, nhưng ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có gì đáng kể.
Mỹ
Dư chấn của vụ phun trào chạm cả đến bờ Tây nước Mỹ, với một số đợt sóng dao động từ 0,9 - hơn 1m. Trong đó cao nhất là ở California với cơn sóng thần cao 1,3m. Chúng được ghi nhận vào sáng ngày 15/1 (giờ địa phương).
Tuy nhiên theo Dave Snider, chuyên gia từ Trung tâm cảnh báo sóng thần thuộc Cơ quan Khí tượng Quốc gia cho rằng những cơn sóng lớn nhất dường như vẫn chưa tới. Dẫu vậy cho đến thời điểm hiện tại, chưa có thiệt hại nào do sóng thần gây ra được ghi nhận cả.
New Zealand
Cảnh báo sóng thần được đưa ra tại phía bắc và phía đông của một số hòn đảo tại New Zealand, sau khi chứng kiến "những dòng nước khó dự đoán xuất hiện ven biển", theo Cơ quan Quản lý khẩn cấp Quốc gia New Zealand.
Emily Lane, chuyên gia khí tượng tại New Zealand cho biết sóng thần hình thành từ núi lửa phun trào thường ít phổ biến hơn so với động đất ngầm. Còn Giáo sư Shane Cronin từ ĐH Auckland thì nhận định trong tương lai, những vụ phun trào tương tự hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Nguồn: CNN
Pháp luật và Bạn đọc