Chỉ với 4 cuộc điện thoại, Donald Trump đã đe dọa thành tựu ngoại giao mà Mỹ kỳ công xây dựng trong nhiều thập kỷ
Chỉ bằng 4 cuộc điện thoại cho các nhà lãnh đạo Indonesia, Pakistan, Kazakhstan và đảo Đài Loan (Trung Quốc), Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đẩy thành tựu ngoại giao mà các đời tổng thống tiền nhiệm đạt được trong nhiều thập niên tới bờ vực bị xóa sổ.
- 13-12-2016Lãnh đạo Apple, Amazon, Google, Intel và một loạt CEO của thung lũng Silicon được mời tới dự hội nghị của Donald Trump
- 12-12-2016Không phải do giá Air Force One quá đắt, đây mới thực sự chính là điều mà Donald Trump khiến giới lãnh đạo hãng Boeing phải đau đầu
- 12-12-2016Donald Trump muốn con gái giúp ông "làm tốt các vấn đề về phụ nữ", con rể "gây dựng hòa bình ở Trung Đông"
- 12-12-2016Warren Buffett giành lại vị trí giàu thứ 2 thế giới nhờ Donald Trump thắng cử
- 12-12-2016Iran lo ngại vùng Vịnh chìm trong khói lửa chiến tranh thời ông Trump
Đài Loan
Vài tuần trước, Trump bất ngờ có cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống đắc cử của Mỹ nói chuyện với nhà lãnh đạo đảo Đài Loan trong suốt hơn 30 năm. Không ít người đánh giá cuộc điện đàm của ông Trump có thể làm căng thẳng mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Mỹ đình chỉ quan hệ ngoại giao với Đài Loan năm 1979 sau khi công nhận chính sách “một Trung Quốc”.
Theo Ian Bremmer, chuyên gia về địa chính trị đồng thời là lãnh đạo của tổ chức Eurasia, nhận định, cuộc gọi của ông Trump đã bỏ qua giao thức truyền thống. Nhà Trắng cho biết họ không nhận được thông báo của tổng thống đắc cử về cuộc hội đàm cho tới khi nó kết thúc.
“Trump nói rằng mọi cuộc điện đàm chỉ để chúc mừng và ông ta đã bỏ qua cả giao thức cũng như các cuộc thảo luận khi điện đàm với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Đây là sai lầm nghiêm trọng đầu tiên của ông Trump trên cương vị mới. Chúng ta chắc chắn sẽ còn thấy nhiều hơn các sự việc tương tự”, Bremmer nhận định.
Trở lại với vấn đề Đài Loan, phát biểu không lâu sau khi công bố cuộc gọi, Tổng thống đắc cử Donald Trump nhấn mạnh Trung Quốc không phải người sẽ quyết định ai là người mà ông nói chuyện.
Philippines
Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines đang gặp khủng hoảng khi Manila có xu hướng ngả hơn về phía Trung Quốc. Thậm chí, ông Duterte còn gọi Tổng thống Barack Obama là “con của mụ điếm”. Thế nhưng, ông Duterte cũng đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Cuộc gọi xảy ra không lâu sau khi Philippines tuyên bố “tách” khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ và tuyên bố tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Thậm chí, nhà lãnh đạo Philippines còn để ngỏ khả năng thân thiết hơn với Nga trong bối cảnh mối quan hệ Moscow - phương Tây đang ở mức căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Ông Trump và Duterte hội đàm hồi đầu tháng 12. Trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng tại Manila, ông Duterte cho biết nội dung cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Mỹ xoay quanh việc Mỹ và Philippines nên sửa chữa “mối quan hệ xấu giữa hai quốc gia”.
Trước đó, chính quyền Obama tỏ ra không hài lòng với các biện pháp mạnh tay với tội phạm mà chính quyền Duterte đang thực thi vì cho rằng chúng vi phạm nhân quyền và luật pháp. Theo các số liệu thống kê, hàng nghìn người đã chết trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines kể từ thời điểm ông Duterte lên nhậm chức.
Pakistan
Danh sách những thành tựu ngoại giao bị đe dọa tiếp tục nối dài với cuộc điện đàm giữa ông Trump với Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif. Theo chính phủ Pakistan, ông Trump ca ngợi Thủ tướng Sharif là “người tuyệt vời” đồng thời gọi người dân Pakistan là “một trong những người thông minh nhất”.
Rõ ràng, ông Sharif gọi cho Trump để chúc mừng chiến thắng nhưng cách đáp lễ của tổng thống Trump gây ra nhiều quan ngại. Ở tình cảnh Ấn Độ và Pakistan duy trì thế đối đầu, việc ông Trump khen ngợi người Pakistan có thể làm tổn hại tới mối quan hệ với Ấn Độ. Trong khi đó, ông Sharif và gia đình có tên trong Hồ sơ Panama, tài liệu khiến thế giới rúng động được công bố hồi tháng 4 vừa qua, làm dấy lên những nghi ngờ về tham nhũng quanh ông Sharif.
Tuy nhiên, những gì diễn ra trên thực tế không quá nghiêm trọng như những gì người ta vẫn lo ngại. Alyssa Ayres, chuyên gia cấp cao về Ấn Độ, Pakistan và Nam Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ, cho biết không ai ở Ấn Độ cảm thấy lo lắng về hành động của ông Trump. Theo Ayres suy đoán, ông Trump là doanh nhân và quen cách hành xử như vậy với các đối tác.
Kazakhstan
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng có cuộc điện đàm với người tiền nhiệm Kazakhstan Nursultan Nazarbayev, cựu bí thư thứ nhất của đảng Cộng sản Kazakhstan. Sở dĩ, cuộc điện đàm gây sự chú ý bởi nhiều quan điểm nhận định Kazakhstan đang ngày càng trở nên độc tài và Tổng thống Nazarbayev bị cáo buộc gian lận trong bầu cử và hạn chế tự do báo chí.
Giống với Pakistan, chính phủ Kazakhstan cũng là bên công bố nội dung cuộc điện đàm với nội dung khen ngợi sự lãnh đạo của Tổng thống Nazarbayev. Cũng theo thông cáo báo chí của chính phủ Kazakhstan, Tổng thống Nazarbayev và tổng thống đắc cử của Mỹ “quyết tâm cải thiện quan hệ song phương, đưa quan hệ Kazakhstan-Mỹ lên một tầm cao mới, bao gồm cả trên thương mại và hợp tác kinh tế".
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng bày tỏ mong muốn sớm có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kazakhstan trong thời gian tới.