Chiến dịch của Trung Quốc gây ra địa chấn trên cả TTCK Mỹ, tổng cộng 769 tỷ USD vốn hóa bị thổi bay
Nasdaq Golden Dragon China Index – chỉ số theo dõi 98 công ty Trung Quốc lớn nhất hiện đang niêm yết tại Mỹ - giảm mạnh nhất kể từ 2008.
- 25-07-2021Siêu bão In-fa bắt đầu đổ bộ Trung Quốc, người dân Thượng Hải: "Nhìn qua video thôi đã thấy run rẩy"
- 25-07-2021Nhận ra "sai lầm chí mạng", Trung Quốc cho phép các gia đình sinh bao nhiêu con cũng được
- 24-07-2021Bloomberg: Trung Quốc tính cấm các công ty gia sư niêm yết và gọi vốn, yêu cầu chỉ hoạt động phi lợi nhuận
Chiến dịch đàn áp các công ty trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ trên diện rộng của Chính phủ Trung Quốc không chỉ gây chấn động trong nước mà đang tạo ra những cú sốc không hề nhỏ trên thị trường tài chính toàn cầu. Tổng cộng trong 5 tháng qua, các công ty Trung Quốc đang niêm yết tại TTCK Mỹ đã bị thổi bay 769 tỷ USD giá trị vốn hóa.
Nasdaq Golden Dragon China Index – chỉ số theo dõi 98 công ty Trung Quốc lớn nhất hiện đang niêm yết tại Mỹ - đã giảm 7% trong phiên hôm qua (26/7). Nguyên nhân là kế hoạch cải tổ lĩnh vực giáo dục vừa được giới chức Trung Quốc công bố mà theo đó các công ty giáo dục sẽ bị cấm huy động vốn và niêm yết cổ phiếu, thậm chí chỉ được hoạt động phi lợi nhuận. Trong phiên trước nhóm này đã giảm 8,5%, nâng tổng mức giảm trong 2 phiên gần nhất lên 15% - mạnh nhất kể từ 2008.
Nasdaq Golden Dragon China Index – chỉ số theo dõi 98 công ty Trung Quốc lớn nhất hiện đang niêm yết tại Mỹ - đã liên tục lao dốc từ tháng 2 đến nay.
"Những sự kiện mới nhất cho thấy so với vài năm trước thì giờ đây giới chức sẵn sàng khiến nhà đầu tư thất vọng để theo đuổi các mục tiêu chính trị hơn", Oliver Jones, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Capital Economics nhận định. "Rất khó để dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới, nhưng rủi ro giảm điểm đối với TTCK đã tăng lên đáng kể", ông nói.
Một số nhà đầu tư lớn đã bắt đầu bán tháo. Điển hình là quỹ ETF Ark Innovation của Cathie Wood đã giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc từ mức cao 8% trong tháng 2 xuống còn dưới 0,5% trong tháng này. Ark đã hoàn tất thoái vốn khỏi ông lớn công nghệ Baidu và chỉ còn nắm 134 cổ phiếu của Tencent. Một cổ phiếu hiếm hoi còn lại là công ty bất động sản KE Holdings đã giảm 60% kể từ đầu năm đến nay.
TAL Education Group, New Oriental Education & Technology Group và Gaotu Techedu, một vài cái tên trong số những công ty giáo dục lớn nhất Trung Quốc, đã giảm ít nhất 26% trong phiên hôm qua sau khi giảm điểm kỷ lục cuối tuần trước. Trung bình các cổ phiếu này đã giảm tới 93% kể từ đầu năm đến nay.
Tổng cộng 126 tỷ USD giá trị vốn hóa đã bị thổi bay khỏi các cổ phiếu giáo dục Trung Quốc đang giao dịch tại Mỹ, Hong Kong và Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay.
Chuyên gia phân tích DS Kim của JPMorgan Chase nhận định chính sách mới của Trung Quốc "khiến những cổ phiếu này về cơ bản là không thể đầu tư". Kịch bản tồi tệ nhất đã trở thành hiện thực.
Những "nỗi đau" không chỉ gói gọn trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ mà còn gây áp lực lên cả các ngành khác. Tại thị trường Hong Kong, các cổ phiếu bất động sản đã lao dốc trong phiên hôm qua sau khi các nhà quản lý cho biết họ muốn "cải thiện đáng kể trật tự" trên thị trường. Cổ phiếu của công ty giao đồ ăn Meituan cũng giảm kỷ lục 14% sau thông báo các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến bắt buộc phải tôn trọng quyền lợi của các nhân viên giao hàng và đảm bảo ít nhất thu nhập của họ phải bằng với mức thu nhập tối thiểu ở địa phương.
Không chỉ từ phía Trung Quốc, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) cũng đang có kế hoạch buộc các công ty Trung Quốc phải hủy niêm yết nếu như không tuân thủ các quy định về cung cấp thông tin tài chính đã có từ thời cựu Tổng thống Trump.
"Rất khó để định lượng các rủi ro, nhưng rõ ràng là chúng ta đang bước vào thời kỳ rất bất định với những biến động lớn", chuyên gia phân tích Fawne Jiang ucar Benchmark nói.
Tham khảo Bloomberg