MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến tranh thương mại còn chưa kết thúc, Mỹ - Trung đã bước vào một trận chiến mới

Đó là cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ.

Các nhà phân tích cũng như các chính trị gia đang lo ngại rằng hai siêu cường kinh tế có thể sẽ tham gia vào một cuộc chiến tranh mới. Cuộc chiến này sẽ không tập trung vào vấn đề hạt nhân, mà là về công nghệ. 

Mối lo ngại này xuất phát từ một loạt các tranh chấp gần đây: các cáo buộc về gián điệp xâm nhập mạng trái phép, khiếu nại về hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ, khiếu nại về bất công bằng thương mại. Thế giới đang chứng kiến sự phân cực ngày càng rõ thành hai khối công nghệ lớn. Mỗi khối tìm kiếm sự tự chủ và tự cung tự cấp. Đồng thời, Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng hạn chế sự tiếp cận của các quốc gia khác đến công nghệ của họ.

Như cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Henry Paulson đã cảnh báo: "Tôi đang thấy nguy cơ của một "bức tường sắt" kinh tế. Nó sẽ khiến mỗi bên dựng lên bức tường của chính mình, và hủy hoại kinh tế toàn cầu".

Ở Trung Quốc, điều này thể hiện rõ nhất ở kế hoạch Made in China 2025, một nỗ lực của chính phủ trong việc hỗ trợ cho quá trình chế tạo các công nghệ cốt lõi. Đồng thời, chính phủ cố gắng loại trừ các công ty cung cấp công nghệ cạnh tranh đến từ phương Tây. Kế hoạch tham vọng sẽ giúp Trung Quốc đạt được 70% "tự cung tự cấp" trong các ngành công nghiệp công nghệ cao chủ chốt vào năm 2025.

Về phần mình, Nhà Trắng đang bận rộn cả trong việc cố gắng thúc đẩy năng lực công nghệ của Mỹ lẫn ngăn Trung Quốc sao chép những thành quả đổi mới của Hoa Kỳ.

Chiến tranh thương mại còn chưa kết thúc, Mỹ - Trung đã bước vào một trận chiến mới - Ảnh 1.

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch chi thêm 2 tỷ USD để hỗ trợ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, chính quyền đang xây dựng những bức tường công nghệ bảo hộ công nghệ kiên cố hơn bao giờ hết trên khắp Hoa Kỳ. Các hành động gần đây bao gồm Đạo luật Hiện đại hóa đánh giá rủi ro đầu tư nước ngoài (FIRRMA) đã tăng cường tối đa sự giám sát của chính phủ Hoa Kỳ đối với các khoản đầu tư nước ngoài. Mỹ đã ban hành lệnh cấm mua sắm các công nghệ do Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất. Cả hai công ty này đã bị cáo buộc cung cấp các công nghệ bị cấm cho Iran.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio - Florida gần đây đã ban hành luật nhằm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Hoa Kỳ.

Sự phân cực rõ nét trong cuộc đua xây dựng mạng viễn thông thế hệ tiếp theo chính là cuộc chiến do Hoa Kỳ lãnh đạo để ngăn Huawei - "nhà vô địch quốc gia" của Trung Quốc - tiếp cận thị trường phương Tây. Hoa Kỳ đã thực hiện một chiến dịch toàn cầu để can ngăn các quốc gia khác áp dụng công nghệ Huawei. Cho đến nay cả Nhật Bản và Úc dường như đã chuẩn bị để cấm Huawei, nhưng Đức và Vương quốc Anh đều chống lại áp lực.

Các nhà phân tích lập luận rằng: sự phụ thuộc của phương Tây vào Trung Quốc tạo ra các lỗ hổng giúp Trung Quốc tận dụng các chính sách của Hoa Kỳ và đồng minh. Nếu các nước phương Tây trở nên phụ thuộc vào các chất bán dẫn hoặc thiết bị viễn thông của Trung Quốc, họ sẽ có nguy cơ bị đâm sau lưng.

Chiến tranh thương mại còn chưa kết thúc, Mỹ - Trung đã bước vào một trận chiến mới - Ảnh 2.

Trước đây, trong Chiến tranh Lạnh với Liên Xô, Hoa Kỳ và các đồng minh đã xây dựng các thỏa thuận hạn chế nghiêm ngặt việc chuyển giao công nghệ cho Liên Xô. Quan trọng nhất trong đó là Ủy ban điều phối về kiểm soát xuất khẩu đa phương (Cocom).

Chiến lược của Hoa Kỳ và đồng minh dựa trên ý tưởng rằng xây dựng lợi thế công nghệ là cách duy nhất để đánh bại Liên Xô. Đồng thời, các quốc gia này cũng ngăn chặn Liên Xô và đồng minh tiếp cận công nghệ quân sự.

Chắc chắn, sẽ có những rủi ro liên quan đến chuyển giao công nghệ. Cả hai bên đều nhận thức sâu sắc về các lợi thế kinh tế và quân sự tiềm năng của việc độc quyền các công nghệ lõi. Nhưng bất kỳ nỗ lực nào để tách hệ thống toàn cầu thành các khối cạnh tranh đều có cái giá phải trả.

Sự phụ thuộc lẫn nhau đã thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng hiệu quả và giảm chi phí. Hợp tác quốc tế đã tạo ra những bước đột phá to lớn và trao đổi khoa học đã tạo ra sự hiểu biết lớn hơn giữa các dân tộc chúng ta. Ngược lại, việc đối đầu có thể khiến dù chỉ một xung đột nhỏ hay hiểu lầm cũng bị vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Hơn nữa, những nỗ lực trong quá khứ về kiểm soát công nghệ đã chứng minh rằng việc kiểm soát chuyển giao là vô cùng khó khăn. Đặc biệt là khi các công nghệ rất rộng trong ứng dụng thương mại cũng như quân sự, các biện pháp kiểm soát sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả chính phủ và khu vực tư nhân.

Nguyễn Thái Quỳnh Trang

Nikkei Asian Review

Trở lên trên