MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chiến tranh thương mại đang "bóp nghẹt" ví tiền của người Trung Quốc

18-10-2018 - 08:23 AM | Tài chính quốc tế

Mức thuế quan áp lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, từ ôtô đến đậu tương đẩy nhanh tốc độ lạm phát.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đẩy các loại chi phí lên mức cao và trên phạm vi rộng, khiến giới chức nước này lo ngại những tác động của cuộc chiến đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 2,5% trong tháng 9, tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng 8, theo Cục Thống kê Quốc gia. Đây là mức tăng nhanh nhanh nhất nếu không tính cả giai đoạn Tết âm lịch.

Mặc dù mức tăng phần lớn được ghi nhận đối với các mặt hàng thực phẩm, một phần do thời tiết xấu ảnh hưởng đến nguồn cung, nhưng động thái đáp trả thuế quan từ Mỹ của Bắc Kinh cũng là nguyên nhân chính.

Vào tháng 7, chính phủ nước này đã áp mức thuế 25% với các loại xe ôtô của Mỹ, nâng tổng mức thuế lên 40% và các nhà sản xuất ôtô phải đưa ra một số chi phí bổ sung. Một mẫu Model S cơ bản của Tesla hiện có giá 850 nghìn NDT (123 nghìn USD), tăng lên từ khoảng 710 nghìn NDT. BMW và Daimler cũng tăng giá các loại xe thể thao do Mỹ sản xuất lên 4% đến 7%.

Một nhà sản xuất hàng hoá và hoá chất của Đức chi nhánh Trung Quốc, Henkel đã phải tăng các loại chi phí trong tháng này cho một số lượng chất kết dính và các sản phẩm khác được bán ở Trung Quốc, theo cơ quan truyền thông địa phương. Thông báo của họ gửi tới khách hàng đã đề cập đến thuế quan đáp trả lên các mặt hàng của Mỹ cũng như đồng nội tệ yếu, cho thấy rằng chất kết dính hoặc hoá chất được sử dụng trong quá trình của công ty này được nhập khẩu từ Mỹ. Chi nhánh của Henkel vừa tăng giá lên khoảng 16% trong tháng 7. Mức giá bị đẩy lên cao mang đến mối lo ngại rằng sẽ mất đi lượng khách hàng đáng kể.

Chiến tranh thương mại đang bóp nghẹt ví tiền của người Trung Quốc - Ảnh 1.

Giá thành các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc đang trên đà tăng (tính theo %)

Một chi nhánh địa phương của tập đoàn 3M cũng nâng mức giá của các sản phẩm Trung Quốc lên 3% đến 5%, do chi phí nguyên liệu, chi phí lao động tăng cũng như sự biến động của đồng nội tệ.

Với vai trò của 3M là nhà cung cấp cho các nhà sản xuất smartphone, một số người lo ngại rằng động thái này sẽ khiến các thiết bị cầm tay cũng trở nên đắt đỏ hơn. Theo một nhà phân tích công nghệ thông tin, tình hình leo thang của cuộc chiến thương mại sẽ khiến lợi nhuận của các nhà sản xuất smartphone hiện đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu chứng khiến sự sụt giảm.

Ngay cả giấy phế liệu của Mỹ, một nguyên liệu thô rất quan trọng đối với các nhà sản xuất giấy, thuế quan đã khiến Lee & man Paper Manufacturing và các công ty cùng ngành buộc phải đẩy giá sản phẩm lên cao vào tháng 8 vừa rồi. Giá cả tăng vọt đã khiến giá các sản phẩm tăng lên khoảng 3%. Các công ty Trung Quốc sử dụng hoá chất từ Mỹ, ví dụ như sơn hay vật liệu xây dựng, đã cảnh báo khách hàng về việc tăng giá vào thời gian sắp tới.

Chính quyền Trung Quốc đang trong quá trình "chạy đua" để giảm lạm phát nhằm xoa dịu sự bất mãn của người dân, đặc biệt tập trung vào đậu tương. Trong một chuyến thăm tới một cơ sở nghiên cứu nông nghiệp tại tỉnh Hắc Long Giang vào tháng trước, chủ tịch Tập Cận Bình đã hỏi các nhà nghiên cứu về sản lượng đậu tượng đã có tiến triển như thế nào và ghi nhận mức sản lượng cao.

Đậu nành được chế biến để sản xuất dầu ăn và phần còn lại của quá trình này được sử dụng làm thức ăn cho lợn. Do cả thịt lợn và đậu tương đều là nguyên liệu chủ yếu cho mỗi bữa ăn của người Trung Quốc, nên giá đậu tương có tác động đáng kể đến chỉ số CPI.

Chiến tranh thương mại đang bóp nghẹt ví tiền của người Trung Quốc - Ảnh 2.

Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm đến một trang trại tại tỉnh Hắc Long Giang vào tháng 9

Trung Quốc nhập khẩu gần 90% lượng đậu nành trên tổng số lượng tiêu thụ, với 1/3 nguồn cung ngước ngoài đến từ Mỹ. Nhưng chính phủ nước này đã áp dụng mức thuế bổ sung 25% đối với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 7 cũng khiến mặt hàng này đối mặt với nguy cơ bị tăng giá ở Trung Quốc.

Người tiêu dùng Trung Quốc lại khá nhạy cảm với sự thay đổi về giá cả của thịt lợn và dầu ăn. Dù giá thịt lợn cũng ở mức khá phù hợp ở một năm trước đây, nhưng trong 6 tháng trở lại đây đã tăng đến 40%.

Giá đậu tương đã tăng từ 10% đến 20% trong năm, gây áp lực lên các cơ sở chăn nuôi lợn. Theo truyền thông Trung Quốc, nông dân hiện chịu mức lỗ tới 200 NDT mỗi con lợn. Chính phủ đang đưa ra những gói trợ cấp để hỗ trợ nông dân trong nước, đồng thời giữ giá thịt lợn ổn định khi các chi phí tăng mạnh.

Trong khi đó, số tiền Trung Quốc phải trả cho đậu tương nhập khẩu đã tăng trong 6 tháng liên tiếp cho đến tháng 9 khi người mua phải chuyển từ đậu Mỹ giá rẻ sang loại đậu nành Nam Mỹ với giá thành đắt đỏ hơn.

Nông dân Trung Quốc đang thực hiện những biện pháp để giảm sự phụ thuộc của nước này vào đậu tương nhập khẩu, trong đó có giảm số lượng đậu nành trộn vào thức ăn cho lợn hoặc nhập khẩu nhiều hạt cải dầu hoặc hạt hướng dương, thay thế cho đậu tương. Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy trợ cấp cho nông dân và đẩy mạnh hoạt động trồng đậu tương ở các khu vực như Hắc Long Giang để tăng sản lượng sản xuất trong nước.

Bắc Kinh đặt mục tiêu cắt giảm lượng nhập khẩu đậu tương với con số hơn 10 triệu tấn trong năm nay từ mức nhập khẩu của năm 2017 bằng những biện pháp này. Nhưng nhập khẩu chỉ giảm 1,4 triệu tấn tính từ tháng 1 đến tháng 9, vẫn còn rất thấp so với mục tiêu.

Hương Giang

Nikkei

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên