Chiến tranh thương mại không phải vấn đề đáng lo ngại nhất với Trung Quốc mà là các vấn đề trong nước
Có thể thấy rằng, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang là những "trăn trở" của Trung Quốc trong những tháng gần đây. Thế nhưng, đối với Bắc Kinh, cuộc chiến thuế quan lại không phải là "mối quan tâm" mang tính cấp thiết.
- 07-08-2018Trung Quốc đang thực hiện 1 sự thay đổi lớn trong cách điều hành lãi suất, tỷ giá và đây là những điều bạn cần biết
- 06-08-2018Chứng khoán Trung Quốc và Nhân dân tệ đang bị bán khống mạnh
- 06-08-2018Tổng thống Trump: Mỹ đang giành chiến thắng, thuế quan đang thực sự tàn phá kinh tế Trung Quốc
- 06-08-2018Google đang đàm phán với Tencent để tìm đường trở lại Trung Quốc
- 06-08-2018Trung Quốc tuyên bố đã sẵn sàng cho 1 cuộc chiến thương mại dài hơi
Thay vào đó, ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc lại là những vấn đề trong nước, theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu TS Lombard.
Jonathan Fenby, người đứng đầu nghiên cứu này, cho hay: "Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ổn định nền kinh tế trong nước, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch "Made in China 2025", bảo vệ cấu trúc quyền lực và theo đuổi những tham vọng mang tính toàn cầu mới là những mối quan tâm hàng đầu và được chú trọng hơn cả cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ."
Tuy nhiên, không thể nói rằng tranh chấp thương mại không có những tác động lớn, bởi vốn dĩ nó đã ảnh hưởng tới thị trường toàn cầu và làm xáo trộn cộng đồng doanh nghiệp trong vài tháng gần đây. Fenby cho biết, những tuyên bố đến từ Nhà Trắng đã "làm gián đoạn kế hoạch của Bắc Kinh và khiến nước này miễn cưỡng tham gia vào cuộc tái đàm phán vào mùa xuân" mà Tổng thống Donald Trump đã "huỷ bỏ".
Căng thẳng thương mại thậm chí còn gia tăng khi những cuộc đàm phán thương mại không diễn ra, mặc dù đã có ít nhất một lần các nhà lãnh đạo đã nỗ lực để khởi động lại.
Trước bối cảnh đó, vào đầu tháng này, ông Trump đã yêu cầu sẽ áp mức thuế 25% thay vì 10% như dự kiến ban đầu lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này được đưa ra sau khi đồng NDT suy yếu, giảm 6,5% so với đồng USD kể từ tháng 6.
Hôm thứ Sáu vừa rồi, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ áp thuế lên 60 tỷ USD các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, từ mức 5% lên 25%, nếu Mỹ tiếp tục có những động thái tương tự.
Theo đó, các nhà phân tích cho hay, Trung Quốc có thể không muốn nhượng bộ bởi chính phủ của họ không bị hạn chế bởi áp lực chính trị như Mỹ.
Fenby nói thêm: "Lý do khác khiến Bắc Kinh muốn kháng cự có liên quan đến đường lối lãnh đạo của đất nước, họ đặt niềm tin vào sức mạnh của Đảng lãnh đạo để giải quyết cuộc xung đột. Điều này khiến cho nó "thậm chí còn cần thiết hơn... để cơ chế cầm quyền của họ tránh được sự suy yếu nếu họ "cúi đầu" trước Mỹ đối với những vấn đề ngoài quốc gia."
"Bảo vệ Đảng là ưu tiên hàng đầu của ông Tập và việc này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho sự lãnh đạo khi đối mặt với những yêu cầu từ phía Mỹ, rằng Washington sẽ tấn công vào cơ quan đứng đầu của nước này."
Trong khi đó, TS Lombard cũng tỏ ra khá lạc quan về tác động của cuộc chiến thương mại với triển vọng tăng trưởng:
"Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với sự tăng trưởng là có thể giải quyết được. Tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại nhưng các chính sách tài chính và tiền tệ nên giữ nguyên để nhu cầu tổng thể được hỗ trợ hiệu quả. Tuy nhiên, với viễn cảnh rằng cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài vào năm tới do mức thuế quan mới và những động thái trả đũa, thì chính sách hiện tại chắc chắn vẫn sẽ phải thay đổi."
Công ty nghiên cứu chiến lược đầu tư này còn cho thấy, tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại ở mức 6,3% vào nửa cuối năm nay, trong khi mức tăng trưởng của cả năm là 6,5%. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt mức tăng trưởng GDP trong quý II là 6,7% vào tháng 7.
Trong thời gian này, các thị trường chứng khoán được dự đoán là vẫn phải chịu áp lực do tranh chấp thương mại leo thang. Cụ thể là, chỉ số Shanghai Composite đã giảm hơn 17% từ đầu năm đến nay, tính đến thời điểm đóng cửa phiên hôm thứ Sáu vừa rồi.